Linh tinh Giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong bối cảnh hiện tại

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi golvnn, 17/9/23.

  1. golvnn

    golvnn Member

    Tham gia ngày:
    9/7/23
    Bài viết:
    81
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong bối cảnh hiện tại

    Trong vài năm trở lại đây, logistics là ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể của nền kinh tế. Logistics là một chuỗi cung ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng, có liên quan trực tiếp đến các hoạt động: vận tải, giao nhận, kho bãi, các thủ tục dịch vụ hành chính, tư vấn (hải quan, thuế, bảo hiểm…), xuất nhập khẩu - thương mại, kênh phân phối, bán lẻ…. Trong bài viết này, GOL sẽ nói về thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam.

    Thực trạng logistics hiện nay tại Việt Nam
    Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt từ 14 - 16%, đây là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam trong thời gian qua.

    Theo báo cáo logistics Việt Nam 2022, cả nước hiện có 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Trong số đó, hơn 5.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics quốc tế, 69 trung tâm logistics có quy mô lớn và vừa, thu hút đầu tư ở nhiều lĩnh vực. Đồng thời, có 89% là doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ; 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia.

    Thống kê cho thấy, doanh nghiệp logistics nội chiếm tỷ lệ rất lớn nhưng do vốn ít, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hầu hết chỉ làm dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ trong lãnh thổ Việt Nam như: Dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ và thị phần tại các cảng... Trong khi đó, các hoạt động lớn hơn, mang tính liên vận quốc tế đều do thiểu số các công ty, tập đoàn đa quốc gia đảm trách.


    Sự bùng nổ của thương mại điện tử ở Việt Nam đã kéo theo sự phát triển của ngành logistics đầy triển vọng và tiềm năng. Bởi thương mại điện tử là ngành gắn với dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics giữ vai trò quan trọng trong dây chuyền thương mại từ người bán đến người mua với quy trình hoàn tất đơn hàng, bao gồm các khâu đóng gói, vận chuyển, thu tiền,…

    Việc định hướng Việt Nam trở thành công xưởng thế giới tạo nguồn cầu lớn cho dịch vụ logistics nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu thành phẩm ra nước ngoài. Các ông lớn ngành công nghệ như Apple, Sharp, Canon, … đang có nhà máy tại Trung Quốc đều nhắm đến Việt Nam làm địa điểm di dời sang thị trường mới. Các công ty lớn khác như Nike, Adidas và Samsung đã chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

    Từ các yếu tố trên cho thấy Việt Nam là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của ngành logistics. Bên cạnh những cơ hội phát triển của ngành thì vẫn còn tồn tại những thách thức, khó khăn mà ngành logistics nói chung và các doanh nghiệp logistics Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt. Cụ thể:

    · Thể chế, chính sách đối với lĩnh vực logistics chưa đồng bộ, khung khổ pháp lý đối với ngành logistics có quá nhiều văn bản, song các chính sách cụ thể, chi tiết hóa chưa được thực hiện hoặc còn chồng chéo.

    · Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải còn yếu kém, không đồng bộ, chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng lớn. Việt Nam còn thiếu các khu kho vận tập trung có vị trí chiến lược, đồng bộ với hệ thống cảng, sân bay, đường quốc lộ, cơ sở sản xuất; Mất cân đối cung cầu tại các cảng biển miền Nam.

    · Hoạt động của chính các doanh nghiệp logistics còn nhiều hạn chế cả về quy mô hoạt động, vốn, nguồn nhân lực… Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics còn manh mún, thiếu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ cơ bản, hoặc cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ, cạnh tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng, thường chỉ đóng vai trò là nhà thầu phụ hay đại lý cho các công ty nước ngoài.

    · Nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ logistics chưa qua đào tạo bài bản còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt thiếu các chuyên viên logistics giỏi có năng lực ứng dụng và triển khai tại các DN nghiệp. Trong số các DN nội địa hiện nay, có tới 93 – 95% người lao động không được đào tạo bài bản, chủ yếu làm dịch vụ ở các chuỗi cung ứng nhỏ như: Giao nhận, kho bãi, xử lý vận đơn…

    Các giải pháp phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam
    Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực, trong thời gian tới cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

    Về nhà nước:

    Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động logistics. Ban hành các chính sách hỗ trợ thúc đẩy ngành dịch vụ logistics phát triển. Hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ logistics trong việc tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước, phát triển thị trường, đào tạo, tiếp cận thông tin.

    Ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho phát triển dịch vụ logistics, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển dịch vụ logistics, góp phần nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Hỗ trợ xây dựng những tập đoàn mạnh về logistics, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu dịch vụ logistics, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường. Rà soát các cam kết quốc tế về dịch vụ logistics tại WTO, ASEAN và các hiệp định thương mại tự do (FTA), từ đó hỗ trợ DN nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics…

    Về cơ sở hạ tầng:
    Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics, bằng việc tiếp tục rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất địa phương gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics, đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch về giao thông, vận tải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất. Tăng lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không. Phát triển hệ thống vận chuyển nhằm đáp ứng xu thế phát triển của thương mại điện tử, trong đó chú trọng đến giao hàng chặng cuối.

    Về nhân lực:

    Nâng cao năng lực DN và chất lượng dịch vụ. Đào tạo có hệ thống nguồn nhân lực có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế. Khuyến khích DN trong một số ngành (dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản, cơ khí – chế tạo…) áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ mới trong logistics.

    Phát triển thị trường dịch vụ logistics:
    Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics thông qua việc đăng cai, tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics. Tổ chức các đoàn nghiên cứu ra nước ngoài và mời các đoàn DN nước ngoài vào Việt Nam trao đổi cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics. Đẩy mạnh tuyên truyền cho các DN sản xuất, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa về việc sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài theo hướng chuyên môn hóa, phân công lao động hợp lý trong chuỗi cung ứng.

    Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics
    Mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh. Xây dựng công trình giao thông, kho bãi, trung tâm logistics trên các tuyến đường, hành lang kết nối các cảng của Việt Nam với Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Trung Quốc.

    Với bài viết này, công ty GOL tin rằng quý bạn đọc đã biết thêm nhiều thông tin chi tiết về ngành logistics tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng phần mềm quản lý vận tải - SMS Live của chúng tôi cũng là một trong những giải pháp phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm vui lòng liên hệ hotline 0909.898.588.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này