Hỏa hoạn là điều không ai mong muốn xảy ra, mà không ai có khả năng dự đoán trước được nó, đem lại rất nhiều thiệt hại về người và của cũng như mất mát nó để lại là rất lớn. Chính vì vậy mà một loạt các hệ thống báo cháy, thiết bị PCCC đã ra đời nhằm hạn chế những rủi ro mà hỏa hoạn mang lại. Đây là những thiết bị có vai trò rất quan trọng trong phòng chữa hỏa hoạn mà mỗi hộ gia đình, đặc biệt là các tòa cao ốc, doanh nghiệp, nhà xưởng, công trình – những nơi có nhiều thiết bị dễ cháy nổ nên có. 1. Các loại Bình cứu hỏa cơ bản: Bình Chữa Cháy Dạng Bột (Hệ MFZ) - Chất chữa cháy dạng bột khô (BC, ABC, AB) được đóng kín trong bình. Tùy ký hiệu của từng loại bột chữa cháy mà sẽ có tác dụng chữa cháy khác nhau với các loại đám cháy. + Bột BC: sẽ chữa các đám cháy loại B,C (đám cháy chất lỏng, khí) + Bột AB: sẽ chữa đám cháy chất rắn, lỏng… + Bột ABC: sẽ chữa đám cháy chất rắn, lỏng, khí… - Hoạt động: Theo nguyên lý làm ngạt, làm loãng nồng độ Oxy và hỗn hợp chất cháy. Bột chữa cháy tác dụng với nhiệt, sinh ra khí CO2 sẽ làm loãng nồng độ Oxy trong vùng cháy, khiến đám cháy không đủ Oxy cung cấp cho sự cháy và tự tắt đi, đồng thời lớp bột phủ lên trên bề mặt tác nhân cháy (nhỏ). - Ưu điểm: + Bình phù hợp trong các trường hợp đám cháy dầu mỏ và các chế phẩm sản phẩm như xăng, dầu hỏa, paraphin… + Bột chữa cháy khó bị ẩm hay vón cục, thời gian bảo quản dài, an toàn. + Bột chữa cháy không độc, an toàn với người, gia súc và môi trường xung quanh. + Không nguy hiểm khi chẳng may tiếp xúc vào người. + Thời gian nạp lại bình nhanh và đơn giản. + Tổng trọng lượng bình nhẹ, cơ động. + Giá rẻ, chi phí tốt. - Nhược điểm: + Bình chữa cháy bằng bột có thể dập tắt hiệu quả đám cháy trên thiết bị điện tử tinh vi (nhạy-có độ chính xác cao), nhưng hóa chất cặn từ chất chữa cháy có thể làm hư hại nghiêm trọng thiết bị được bảo vệ. + Việc vệ sinh vất vả hơn sau khi sử dụng. + Khả năng tái phát lại nếu không đảm bảo đám cháy đã tắt hẳn. Bình Chữa Cháy Dạng Khí (Hệ MT) - CO2 được nén lỏng trong bình ở áp suất cao. Bình khí CO2 chữa được các đám cháy loại A,B,C và đặc biệt là lý tưởng để chữa đám cháy điện, điện tử. - Chữa cháy theo nguyên lý làm ngạt và thu nhiệt: khí CO2 nén lỏng ở nhiệt độ thấp trong bình sẽ làm loãng nồng độ Oxy trong vùng cháy, khiến đám cháy không đủ Oxy để cung cấp sự cháy, đồng thời, khí CO2 ở nhiệt độ cực thấp (-70) khi phun ra sẽ thu nhiệt xung quanh làm giảm nhiệt độ vùng cháy. - Ưu điểm: + Chữa cháy nhanh, gọn, không gây ô nhiễm môi trường. + Sử dụng hiệu quả với hầu hết các đám cháy thông thường hiện nay, từ đám cháy loại A, B, C, E. - Nhược điểm: + Khối lượng tương đối nặng. + Có thể gây bỏng lạnh nếu phun trực tiếp vào cơ thể người. + Không chữa đám cháy trong căn phòng kín mà không có lối thoát an toàn. Bình Chữa Cháy Dạng Bọt (FOAM) - Chất chữa cháy dạng bọt. Tùy loại bình bọt mà chữa được các đám cháy khác nhau, nhưng hầu hết chúng đều chữa được đám cháy chất rắn, lỏng như: sơn, xăng, … nhưng không được sử dụng cho đám cháy dầu ăn. - Nguyên lý chữa cháy: Bình chữa cháy dạng bọt hoạt động theo nguyên lý cách ly. Tức là bọt chữa cháy sẽ tạo một lớp màng phủ lên chất cháy để ngăn chặn Oxy với vật cháy. - Ưu điểm: + Bọt chữa cháy không độc hại, an toàn đối với người, gia súc và môi trường xung quanh. + Ngăn chặn sự tái phát của đám cháy do phủ một lớp màng bọt khiến đám cháy không thể tiếp xúc với Oxy trong không khí. - Nhược điểm: + Phải đảm bảo bọt phủ kín phạm vi đám cháy mới có hiệu quả, do đó, lượng bọt sử dụng sẽ lớn. + Giá thành không hề rẻ. + Sản phẩm không thông dụng tại thị trường Việt Nam. 2. Quả nổ chữa cháy tự động Những quả nổ này được hoạt động tự nhiên với hệ thống dây bắt lửa được treo ở những khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ hỏa hoạn như cầu dao, ổ điện, bình chứa xăng, bình gas,… Hệ thống dây lửa này sẽ nhanh chóng phát hiện những ngọn lửa hoặc khói từ lửa khi có cháy nổ xảy ra, rồi kích hoạt nổ ngay để phun ra khí bọt foam – một chất khí chữa cháy tốt. Trích nguồn: sieuthivienthong.com