Ẩm Thực Thời gian trữ sữa trong tủ đông bao lâu để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh?

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Thạch Phi, 23/11/21.

  1. Thạch Phi

    Thạch Phi Member

    Tham gia ngày:
    24/4/21
    Bài viết:
    265
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất nên nhiều mẹ sẽ dự trữ nguồn sữa này cho bé trong tủ đông để dùng dần. Bé cần nguồn sữa mẹ để nhận được kháng thể và các dưỡng chất thiết yếu. Giúp phòng ngừa bệnh tật cho bé. Nhiều mẹ vẫn băn khoăn không biết nên trữ sữa trong tủ đông thời gian bao lâu để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh tốt nhất. Bài viết này sẽ giúp mẹ gỡ rối được những thắc mắc ấy.
    Bảo quản sữa mẹ bằng gì sau khi vắt ra?
    Dụng cụ trữ sữa là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới các bảo quản sữa mẹ tốt nhất. Mẹ bỉm chỉ nên đựng sữa vào những dụng cụ trữ sữa dưới đây:

    Bình trữ sữa
    Để trữ sữa, mẹ có thể sử dụng bình nhựa hoặc bình thủy tinh. Trước khi sử dụng, nên vệ sinh bình sữa bằng nước ấm và để ráo. Khi cho sữa vào bình không nên đổ đầy mà hãy để lại một khoảng trống, không trữ sữa trong bình mẻ, nứt.

    Túi trữ sữa
    Các mẹ có thể mua túi trữ sữa chuyên dụng của các thương hiệu uy tín với dung tích khoảng 60 – 120ml để bảo quản sữa mẹ. Khi đổ sữa vào túi tránh đổ quá đầy, nên để lại không gian vì sữa là chất lỏng nên sẽ giãn nở khi đông lại.

    [​IMG]
    Bảo quản sữa mẹ trong túi hoặc bình trữ sữa chuyên dụng

    Thời gian bảo quản sữa mẹ
    Cơ thể có cơ chế sản xuất sữa mẹ theo cách tự điều chỉnh hàm lượng bốn hormone estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin để sinh sữa. Sự kích thích từ hành động mút của trẻ khi bú mẹ sẽ giúp cơ thể mẹ giải phóng một lượng lớn hormone prolactin để sản xuất sữa nhiều hơn, nên mẹ luôn đủ sữa cho trẻ bú vào cữ bú tiếp theo.

    Nhằm giúp mẹ đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ, biện pháp được áp dụng thường là vắt sữa để kích sữa hoặc trữ sữa cho trẻ dùng dần. Trên thực tế, còn có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể bú mẹ trực tiếp được nên mẹ phải vắt sữa ra. Do đó, vấn đề bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng, sữa mẹ vắt ra để ngoài được mấy tiếng? luôn là mối quan tâm của nhiều phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.

    Có rất nhiều đường (cả đường đơn và đường đôi) và đạm (đa dạng các loại acid amin) trong thành phần sữa mẹ. Đường đạm đều giúp cho trẻ phát triển toàn diện, dễ hấp thu nhưng khi ở ngoài môi trường dễ lên men, nhanh biến chất, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Khi trẻ uống vào sẽ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.

    Vậy sữa mẹ để được mấy tiếng? WHO, UNICEF, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam đã đưa ra khuyến cáo để giải đáp thắc mắc sữa mẹ bảo quản bao lâu như sau:

    • Ở nhiệt độ phòng 25 độ C đến 35 độ C, sữa mẹ sau khi vắt giữ được từ 6 giờ đến 8 giờ.
    • Ở nhiệt độ từ 4 độ C trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ để ngăn mát sẽ giữ được từ 3 đến 5 ngày.
    • Ở ngăn đá tủ lạnh, sữa mẹ giữ được 3 tháng.
    • Ở tủ đông chuyên biệt có nhiệt độ thấp hơn -18 độ C, trữ đông sữa mẹ sẽ dùng được tốt nhất trong 6 tháng.
    Bảo quản sữa mẹ đúng cách sẽ giữ sữa mẹ được lâu, không gây hại cho sức khỏe của trẻ.

    [​IMG]
    Sau khi vắt sữa, mẹ cần lưu ý thời gian bảo quản và cho trẻ sử dụng kịp thời

    Trữ đông sữa mẹ đúng cách
    Hướng dẫn trữ đông sữa mẹ
    Sau khi vắt sữa, việc trữ đông sữa mẹ như thế nào vô cùng quan trọng nhằm duy trì chất lượng sữa mẹ và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

    Để trữ sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách, cần tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:

    • Cần rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn trước khi vắt sữa. Mẹ bỉm có thể vắt sữa bằng tay hoặc máy. Nếu mẹ vắt sữa bằng máy, cần đảm bảo độ sạch sẽ của bộ dụng cụ bơm, ống dẫn, các nút bấm và công tắc máy.
    • Cho ngay sữa mẹ vào túi đựng sữa chuyên dụng với dung tích từ 80 – 120ml sau khi vắt rồi dán nhãn ghi ngày, giờ vắt, ghi tên của trẻ (nếu trẻ đi trường mầm non) bên ngoài túi trữ sữa. Việc chia nhỏ các túi sữa giúp giảm thiểu thời gian làm lạnh, tránh lãng phí, rút ngắn thời gian rã đông sữa.
    • Cho sữa đã vắt ngay vào tủ lạnh khi có thể, nếu chưa thể để vào tủ lạnh được thì hãy để sữa ở phòng có nhiệt độ khoảng 26 độ C trong tối thiểu 6 giờ, tránh nơi có bức xạ, ánh nắng mặt trời, nguồn nhiệt khác. Hoặc có thể làm lạnh nhanh sữa mẹ trong 30 phút và trữ đông sữa mẹ ngay sau đó.
    • Sữa sẽ tinh khiết ở trạng thái đông, sữa mẹ trữ đông duy trì ở mức nhiệt thấp hơn -18 độ C sẽ sử dụng được tối thiểu 6 tháng..
    • Trường hợp bị cúp điện kéo dài, hãy dùng thùng cách nhiệt có đá viên để trữ đông sữa mẹ. Sau đó lại chuyển sữa trở lại vào ngăn đá khi có điện.
    [​IMG]
    Sữa mẹ trữ đông ở nhiệt độ -18 độ C sẽ sử dụng được trong vòng 6 tháng

    Giải đáp thắc mắc về sữa mẹ trữ đông

    Có rất nhiều bà mẹ đang cho con bú lựa chọn phương pháp trữ đông sữa mẹ để góp phần kích thích tiết sữa nhiều hơn và thuận tiện cho trẻ bú khi mẹ không ở gần trẻ.

    Sữa mẹ trữ đông dù được vắt từ bầu vú của mẹ nhưng không tốt bằng sữa bú trực tiếp vì khi trữ đông sẽ làm mất đi men lipase để tiêu hóa chất béo, giảm đáng kể số lượng các thành phần khác có khả năng chống lại những bệnh lý nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, tùy theo tháng tuổi của trẻ mà thành phần sữa mẹ cũng sẽ thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ nên trẻ dùng sữa trữ đông vài tháng có thể không còn phù hợp với nhu cầu độ tuổi.

    Tuy nhiên việc sử dụng sữa mẹ trữ đông cho trẻ ăn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, điển hình là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nếu trữ đông sữa mẹ không đúng cách.

    • Sữa trữ đông có bị đổi màu không?
    Sữa trữ đông sẽ có màu hơi khác so với sữa tươi mới vắt, thông thường sữa mẹ trữ đông sẽ chuyển màu hơi xanh, vàng hoặc nâu khi bảo quản tủ lạnh. Nhưng mẹ hãy yên tâm vì đây không phải là điều xấu. Sữa mẹ để ngăn mát hay ngăn đông đều sẽ bị tách lớp, trước khi cho trẻ sử dụng, mẹ chỉ cần lắc nhẹ để trộn chúng lại với nhau.

    • Có thể cho thêm sữa mẹ mới vắt vào trong sữa mẹ đã trữ đông không?
    Hoàn toàn có thể thêm sữa mẹ mới vắt vào sữa đã trữ đông hoặc sữa mẹ để ngăn mát. Nhưng trước khi thêm vào sữa cũ, cần làm lạnh sữa mới vắt trong tủ lạnh hoặc làm lạnh nhanh bằng đá ít nhất một tiếng đồng hồ.

    Tuyệt đối không được cho sữa mới vắt còn ấm vào sữa đông lạnh vì sẽ làm sữa trữ đông tan ra và hãy để sữa từng ngày riêng biệt.

    • Sữa trữ đông có mùi do đâu?
    Quá trình enzyme lipase ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại sẽ dẫn đến các phản ứng phân hủy chất béo và giải phóng axit béo đôi khi làm biến đổi mùi hương của sữa mẹ, khiến sữa trữ đông có mùi khác lạ. Nhưng mẹ yên tâm vì trẻ vẫn có thể sử dụng được bình thường sữa trữ đông có mùi mà không gây hại nếu mẹ trữ đông sữa đúng cách.

    [​IMG]
    Chia sữa thành từng túi nhỏ ghi rõ ngày vắt sữa




    Xem thêm: https://amthucvietnam365.vn/thoi-gi...au-de-dam-bao-dinh-duong-cho-tre-so-sinh.html

    Mọi thông tin liên hệ:

    Đơn vị chủ quản

    HỘI TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    Đơn vị giao dịch quảng cáo

    CÔNG TY CP LUXCAS VIỆT NAM

    Địa chỉ: 275/70 Quang Trung, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh.

    Website: https://amthucvietnam365.vn/

    Fanpage: https://www.facebook.com/amthucvietnam3652021

    Email: [email protected]
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này