Tuyển Dụng Kế toán kho tiếng anh là gì và công việc cần phải làm của kế toán kho?

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi HoangAnh68, 27/12/19.

  1. HoangAnh68

    HoangAnh68 Member

    Tham gia ngày:
    24/1/19
    Bài viết:
    190
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Bạn đang có ý định ứng tuyển kế toán kho cho một doanh nghiệp, công ty nước ngoài. Vậy bạn đã hiểu kế toán kho tiếng Anh là gì? Vai trò và trách nhiệm của vị trí này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây.

    Kế toán kho tiếng Anh là gì? Khái niệm kế toán kho trong tiếng Việt

    Kế toán kho tiếng Anh hay được gọi là “warehouse accountant”.

    Kế toán kho tiếng Anh hay được hiểu nôm na là kế toán theo dõi các vấn đề của hàng tồn kho bằng tiếng Anh. Bên cạnh các loại kế toán như kế toán thanh toán, kế toán doanh thu, kế toán tiền lương … thì kế toán kho được coi là một trong những vị trí kế toán quan trọng của các doanh nghiệp. Phần lớn công việc chính của kế toán kho chủ yếu là làm việc tại các kho chứa nguyên vật liệu và hàng hóa.

    [​IMG]

    Kế toán kho tiếng Anh là gì?
    Ở đây, kế toán kho chịu trách nhiệm theo dõi sát các thông tin chi tiết hàng hóa tồn - xuất – nhập kho và lập ra các hóa đơn chứng từ. Sau khi cập nhật đủ các số liệu thực tế, kế toán kho sẽ đối chiếu với các sổ sách, chứng từ, hóa đơn và thủ kho trình lên. Sự kiểm tra chặt chẽ này nhằm giúp giảm thiểu tối đa các vấn đề thất thoát hoặc rủi ro cho doanh nghiệp.

    Công việc của kế toán kho luôn nằm trong tầm giám sát trực tiếp của kế toán tổng hợp và kế toán trưởng của doanh nghiệp đó.

    >> Xem thêm: Khái niệm kế toán kho là gì và những thông tin liên quan

    Vai trò của kế toán kho tiếng Anh là gì?
    • Luôn giám sát các hóa đơn hàng được nhập từ các nhà sản xuất cung cấp, xử lý nhanh chóng đối với các trường hợp hàng hóa, nguyên vật liệu bị thiếu hụt trong phạm vi cho phép hoặc thông báo lên các cấp lãnh đạo trên để tìm phương án giải quyết.
    • Bám sát tình hình công nợ xuất – hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, lập các văn bản xác minh công nợ theo định kỳ quy định.
    [​IMG]

    Hạch toán các công việc xuất – nhập – tồn nguyên vật liệu và hàng hóa, từ đó tính toán các khoản chi phí, giá vốn và doanh thu cho doanh nghiệp.
    • Trong trường hợp phát hiện ra các chênh lệch giữa số liệu trong sổ sách được báo cáo và số liệu thực tế thì phải nhanh chóng lập biên bản kiểm kê và đề xuất xử lý nộp cho phòng kế toán để giải quyết kịp thời.
    • Theo dõi, kiểm tra thường xuyên tình hình hàng nhập – xuất – tồn.
    • Đảm bảo quan sát các kết quả kiểm tra, giao nhận, đếm đủ các hóa đơn, chứng từ và các số liệu được ghi chép trong sổ đúng theo quy định.
    • Luôn cập nhật thông tin số liệu các loại hàng hóa trong kho, đưa ra các kế hoạch nhập – xuất hàng nộp cho Kế toán trưởng kiểm tra và phê duyệt.
    • Tạo lập các bản báo cáo về hàng xuất – nhập – tồn và các vấn đề liên quan đúng theo quy định của doanh nghiệp.
    • Luôn có mặt vào các đợt công tác kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ theo sự phân công của cấp trên giao phó.
    • Trước khi phê duyệt các hàng hóa, nguyên vật liệu xuất – nhập kho thì phải kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ, hóa đơn kèm theo.
    • Có những ý kiến đóng góp đưa ra giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao hoạt động cho bên bộ phận kho. Bên cạnh đó, kế toán kho tiếng Anh cũng sẽ có những kiến nghị kịp thời về những vấn đề xoay quanh công việc.
    • So sánh, kiểm tra số liệu ra, vào hàng hóa giữa bên kế toán và thủ kho. Nếu phát hiện số liệu giữa thực tế và sổ sách không khớp nhau thì kế toán kho tiếng Anh chịu trách nhiệm đưa ra các biên bản để xuất giải quyết và biên bản kiểm kê đúng quy định.
    • Tham gia trực tiếp vào việc kiểm tra số liệu hàng hóa trong kho cùng với các đối tác cung cấp và thủ kho.
    • Kiểm tra chính xác và đưa các số liệu, chứng từ liên quan tới hàng hóa, cập nhật vào phần mềm trên hệ thống.
    • Kiểm tra liên tục, thường xuyên các số liệu ghi chép thẻ kho mà thủ kho trình lên, các hàng hóa trong kho đã được sắp xếp đúng quy định chưa hay việc thủ kho đã chấp hành đúng quy trình làm việc hay chưa.
    • Kiểm kê định kỳ toàn bộ nguyên vật liệu và hàng hóa trong kho cùng với thủ kho đều đặn 3 tháng/lần. Đối với các hàng hóa đã quá hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng, kế toán kho sớm đưa ra phương án xử lý.
    • Trình các bản báo cáo và chứng từ liên quan đến kế toán lên kế toán trưởng và kế toán tổng hợp theo quy định của công ty.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này