Tin tức Cập nhật thông tin chuyển đổi số bảo tàng

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi vr360.dtsgroup, 23/4/24.

  1. vr360.dtsgroup

    vr360.dtsgroup Member

    Tham gia ngày:
    13/3/20
    Bài viết:
    240
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Ở lĩnh vực văn hóa, cụ thể trong lĩnh vực bảo tàng, chuyển đổi số được xem là một nhiệm vụ quan trọng để vừa bảo tồn, gìn giữ vừa mở rộng, giao lưu, phát huy các giá trị văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra thế giới. Cùng tìm hiểu những nội dung xoay quanh chuyển đổi số bảo tàng trong bài viết này!

    [​IMG]

    I. Tình hình chuyển đổi số bảo tàng hiện nay
    Bộ VHTTDL đặt mục tiêu đến năm 2030, 100% di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu, các di tích quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số.

    Thời gian gần đây, nhiều hoạt động liên quan đến chuyển đổi số trong văn hóa nói chung và bảo tàng nói riêng được đẩy mạnh triển khai, đạt được nhiều thành tựu. Chuyển đổi số bảo tàng giúp người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các hiện vật, tư liệu liên quan đến lịch sử tại bảo tàng. Với kho tàng tài liệu, hiện vật, di tích đồ sộ, phong phú và đa dạng. Việc triển khai chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các cơ sở ban ngành cần triển khai sâu rộng đến các bộ phận địa phương. Các di tích, hiện vật tại bảo tàng được số hóa sẽ trở thành tà sản vô giá phục vụ phát triển các ngành du lịch, công nghiệp văn hóa... mang về giá trị kinh tế lớn cho đất nước.

    [​IMG]

    Hiện một số địa phương tiên phong trong triển khai thực hiện các giải pháp chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số hóa 3D, công nghệ thực tế ảo vào khai thác, quản lý, lan tỏa giá trị di sản.

    Tiêu biểu như tại Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám mang lại sự hứng thú cho khách tham quan khi ứng dụng công nghệ VR. Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu số được xây dựng theo hướng nền tảng mở, ứng dụng các công nghệ số hóa mới nhất hiện nay trong lĩnh vực di sản văn hóa (công nghệ số hóa quét Laser 3D, không ảnh, thực tế ảo AR/VR…) Bên cạnh đó, khu di tích đã triển khai hệ thống vé điện tử, thay đổi mô hình quản lý vận hành tiện lợi giúp tối ưu quy trình tham quan trải nghiệm.

    Tại Đà Nẵng, bảo tàng, nhà trưng bày đều có những kế hoạch triển khai cho chủ trương chuyển đổi số toàn diện trong thành phố. Bảo tàng Mỹ Thuật Đà Nẵng, bảo tàng Thành ủy đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR, tạo nên tour tham quan thực tế ảo giúp du khách có thể tiếp cận đến những hiện vật, tài liệu một cách mới lạ và độc đáo. Nhà trưng bày Hoàng Sa cũng không nằm ngoài chủ trương này, khi ứng dụng công nghệ VR, 3D để giới thiệu các hiện vật, di tích đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, nhà trưng bày Hoàng Sa còn ứng dụng QR code cho 300 hiện vật, du khách chỉ cần quét mã để tìm hiểu các thông tin liên quan cũng như bắt đầu hành trình khám phá trong thế giới ảo.

    [​IMG]

    Tại Quảng Nam, khu di tích Mỹ Sơn mang đến cho du khách một sản phẩm trực tuyến thông qua hệ thống thế giới ảo ứng dụng Metaverse - một hệ thống dựa trên 3 nền tảng công nghệ gồm không gian trải nghiệm VR360, Metaverse spy và Map 3D. Du khách không chỉ tham quan với những hình ảnh chân thật mà còn có cảm giác trải nghiệm thực tế ngay trong thế giới ảo.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này