Tin tức Xung quanh Trái Đất toàn là rác

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi thanhhangnguyen, 29/5/20.

  1. thanhhangnguyen

    thanhhangnguyen Active Member

    Tham gia ngày:
    29/7/19
    Bài viết:
    1,225
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Kể từ năm 1957, quỹ đạo thấp quanh Trái đất đã trở thành một môi trường đầy “rác thải” sau hơn 2.200 lần phóng vệ tinh.

    Rác vũ trụ có thể là những vệ tinh đã ngừng hoạt động hay các mảnh vụn của các tên lửa. Khi một vệ tinh bay chậm lại, nó sẽ giảm dần độ cao, gặp nhiều ma sát hơn với bầu khí quyển cho tới khi cháy và bốc hơi. Tuy nhiên, nhiều vệ tinh hay vật thể tiếp tục ở lại quỹ đạo, trở thành rác vũ trụ.

    Một nguyên nhân khác gây ra rác vũ trụ chính là các vụ va chạm. Năm 2007, hàng triệu mảnh vụn được tạo ra trên quỹ đạo quanh Trái Đất khi Trung Quốc phóng tên lửa để phá hủy một vệ tinh của mình, theo Guardian.sửa máy in tận nơi quận tân phú

    Có kích cỡ to như một chiếc xe tải hoặc đôi khi nhỏ như đồng xu, thậm chí chỉ vài micron, nhưng rác vũ trụ là mối đe dọa với ngành công nghiệp vũ trụ toàn cầu. Chúng bay trong quỹ đạo với vận tốc 8km/giây, nhanh gấp 10 lần tốc độ của đạn, theo CNN. Với vận tốc trên, một mảnh vụn nhỏ 1 cm khi va chạm cũng có sức nổ ngang một quả lựu đạn.
    Rác vũ trụ không ngừng tăng

    Hiện nay, số lượng rác vũ trụ tồn tại xung quanh Trái Đất là một con số khổng lồ và chúng đang ngày càng tăng khi các vệ tinh vẫn được phóng lên đều đặn.

    Gần đây, công ty hàng không tư nhân của tỷ phú Elon Musk, SpaceX, vừa đưa vào vũ trụ thêm 60 vệ tinh Starlink mới, qua đó nâng tổng số vệ tinh của “chòm sao Starlink” trên quỹ đạo thấp lên 422.

    Starlink là dự án được SpaceX xây dựng nhằm cung cấp truy cập Internet giá rẻ qua vệ tinh cho mọi người. Theo TNW, SpaceX vẫn đang tiếp tục phát triển chùm vệ tinh Starlink và họ dự định số lượng có thể lên tới 12.000 vệ tinh.

    Nhờ những tiến bộ trong công nghệ chế tạo vệ tinh, việc phóng vệ tinh giờ không còn là một vấn đề quá khó khăn.

    Do đó, không chỉ SpaceX, mà Amazon hay công ty truyền thông vệ tinh (telesat) của Canada và các nước khác cũng đang lên kế hoạch cho các dự án vệ tinh có quy mô tương tự. Đây chính là lý do đang khiến quỹ đạo thấp của Trái Đất “đông đúc” hơn bao giờ hết.

    Số lượng vệ tinh nhiều như vậy đã khiến vấn đề rác vũ trụ càng trở nên cấp bách hơn. Hãy thử tưởng tượng sau khi ngừng hoạt động chúng sẽ tạo ra bao nhiêu rác ngoài không gian, đó còn chưa kể đến những mảnh vỡ từ va chạm giữa vệ tinh với các vật thể khác.

    Ông Donald Kessler, nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về vật thể bị bỏ lại trên vũ trụ của NASA cảnh báo sẽ có ngày rác vũ trụ trở nên quá nhiều, đến nỗi mỗi khi chúng ta phóng vệ tinh lên thì chắc chắn va chạm vào một vật thể nào đó.

    Đến lúc đó, chúng ta sẽ thành tù nhân trên chính hành tinh của mình, và chẳng biết đổ cho ai khác ngoài loài người.
    Hiểm họa từ rác vũ trụ

    Các nhà thiên văn học nghiệp dư và các chuyên gia đã bày tỏ quan ngại về việc rác vũ trụ cản trở công tác nghiên cứu của họ.

    Cụ thể, các tấm pin của vệ tinh có thể phản xạ nên chúng đã khuếch đại các tia từ Mặt Trời chiếu vào Trái Đất và tạo ra những chùm sáng mạnh, chói hơn nhiều so với ánh sáng thông thường. Kết quả là các nhà thiên văn học gặp khó khi quan sát các vật thể ngoài không gian.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này