Xúc tiến dự án điện hạt nhân Bên cạnh việc chuẩn bị tốt các văn bản pháp lý về điện hạt nhân, Việt Nam đang rất tích cực đào tạo đội ngũ chuyên gia lĩnh vực máy biến tần giá rẻ này… Đó là nhận xét của nhiều chuyên gia nước ngoài tại hội thảo quốc tế “Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân” do Bộ KH-CN vừa tổ chức. Ông Nikolay Kutin, Giám đốc Cơ quan Giám sát Môi trường, Công nghiệp và Hạt nhân Liên bang Nga Hiện nay Nga và Việt Nam đã ký thỏa thuận về đào tạo nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân, cả về nhân viên vận hành và cán bộ quản lý. Đồng thời, các chuyên gia của Nga cũng đến Việt Nam để giúp đỡ khi tiến hành xây dựng nhà máy tại Ninh Thuận. Chúng tôi tiến hành rất thận trọng, đảm bảo các điều kiện phù hợp với Việt Nam. Thời gian gần đây, tôi liên tiếp đến Việt Nam và được biết các bạn chuẩn bị rất tích cực để xúc tiến dự án. Trong quá trình chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, ban đầu chủ yếu là các chuyên gia của Nga, sau đó số lượng chuyên gia người Việt sẽ tăng dần. Tỷ lệ chuyên gia người Việt nhiều hơn so với chuyên gia Nga, nhanh hay chậm phụ thuộc hoàn toàn vào phía Việt Nam. Số lượng người cần được đào tạo rất nhiều, bao gồm cả chuyên gia vận hành, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng sau này… Khi nhà máy hạt nhân đi vào hoạt động, chắc chắn đội ngũ chuyên gia của Việt Nam sẽ mạnh lên nhiều. TS Atsuyuki Suzuki, Chủ tịch Viện Năng lượng Ứng dụng, Nhật Bản Năng lượng hạt nhân rất quan trọng với một quốc gia. Việt Nam đang xây dựng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, vốn và cơ sở hạ tầng, nhận thức xã hội. Cơ sở hạ tầng, bao gồm cả các quy định, các văn bản pháp luật… cũng đang được Việt Nam hoàn thiện. Với đối tác có nhiều kinh nghiệm như Nga, tôi tin tưởng Việt Nam có thể đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân. Chắc chắn Việt Nam sẽ thành công với dự án này. Khi thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân không chỉ đơn giản là xây dựng. Việt Nam cần có các chuyên gia cao cấp để có thể quản lý về công nghệ, xử lý chất thải… Vì vậy, các bạn cần có một nền tảng cho giáo dục vững chắc để làm để đào tạo nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân. Các bạn có thể chọn lọc sinh viên mới tốt nghiệp và gửi đi học ở nước ngoài, và phải đảm bảo họ sẽ quay về. Dần dần, Việt Nam phải hình thành nhiều cấp độ chuyên gia về điện hạt nhân…. Để đảm bảo điều này, Việt Nam cần lập kế hoạch cụ thể, cả về dự trù kinh phí cho việc đào tạo nhân lực. Ông Joonhong Ahn, chuyên gia năng lượng hạt nhân, ĐH California, Mỹ Theo tôi, Việt Nam lựa chọn công nghệ của Nga là đúng đắn. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể tham khảo thêm từ nhiều nước khác. Thực tế Việt Nam đã ký hợp tác với nhiều nước về lĩnh vực điện hạt nhân rồi. Tham khảo thêm giúp Việt Nam có sự cân đối, tạo ra cơ hội cho mình. Có thể nói, Việt Nam có nhiều lựa chọn về đào tạo và công nghệ trên thế giới. Với kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào năm 2014, Việt Nam không có nhiều thời gian cho đào tạo đội ngủ. Các bạn có khởi đầu tốt đẹp với sự hợp tác của Nga trong nhà máy đầu tiên.