Y Tế Xét nghiệm chuyên sâu về tiền sản giật

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi pnkmedia, 28/11/19.

  1. pnkmedia

    pnkmedia Member

    Tham gia ngày:
    24/10/19
    Bài viết:
    74
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nam
    Phụ nữ mang thai là một trong bảy nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, huyết áp của thai phụ sẽ tự động trở về mức an toàn sau khi sinh con. Ngược lại, bệnh có thể chuyển biến thành hội chứng tiền sản giật (preeclampsia), tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

    [​IMG]
    Định nghĩa và nhóm đối tượng nguy cơ
    Tiền sản giật là một biến chứng xảy ra khi người mẹ bị bệnh tăng huyết áp sau tháng thứ 5 của thai kì. Biểu hiện thường thấy nhất là huyết áp trên mức 140/90 mmHg, kèm hiện tượng protein niệu (nước tiểu chứa hàm lượng protein quá cao) hoặc các rối loạn chức năng thận khác.

    Tuy tiền sản giật và tăng huyết áp trong thai kì có thể ảnh hưởng đến mọi thai phụ, 8 nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người thường:

    • Gia đình hoặc bản thân có tiền sử mắc tiền sản giật
    • Tiền sử bệnh tăng huyết áp mãn tính, đái tháo đường, đau nửa đầu Migraine
    • Mang thai lần đầu tiên
    • Quan hệ và có con với nhiều người khác nhau cũng làm tăng nguy cơ bệnh
    • Phụ nữ mang thai khi đã trên 40 tuổi
    • Lười vận động, béo phì
    • Trường hợp sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn
    • Những lần mang thai cách nhau quá ngắn (dưới 2 năm) hoặc quá xa (trên 10 năm)
    [​IMG]
    Xét nghiệm chuyên sâu về tiền sản giật
    Tương tự như bệnh tăng huyết áp, tiền sản giật thường không biểu hiện quá rõ rệt trước khi chuyển biến nghiêm trọng. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai cần thường xuyên đo huyết áp để sớm được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi xác định thai phụ có mức huyết áp trên 140/90 mmHg, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm chuyên sâu như:

    • Xét nghiệm máu
    Bác sĩ dựa trên kết quả xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan, thận. Đồng thời, lượng tiểu cầu trong máu (vốn giữ chức năng đông máu, hồi phục vết thương) cũng sẽ được thể hiện rõ.


    • Xét nghiệm nước tiểu
    Mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ sẽ cho phép bác sĩ đo tỷ lệ protein so với creatinine, lượng protein đào thải qua đường nước tiểu – những trị số quan trọng thể hiện mức độ của bệnh tiền sản giật.

    • Siêu âm thai (fetal ultrasound)
    Siêu âm trong quá trình mang thai không chỉ phản ánh sự phát triển của thai nhi, mà còn giúp bác sĩ ước lượng cân nặng của thai nhi, lượng nước ối có trong tử cung.

    • Đo sức khỏe thai nhi (non-stress test)
    Đây là một kỹ thuật đơn giản để đo nhịp tim của thai nhi trong quá trình vận động. Khi kết hợp với dữ liệu từ siêu âm thai, kỹ thuật này tạo nên trắc đồ sinh lý học (biophysical profile) về hoạt động hô hấp, chuyển động của thai nhi và lượng nước ối trong tử cung.

    Nhờ những xét nghiệm như vậy, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn và đưa ra tiến trình điều trị hợp lý cho từng thai phụ. Để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai, cũng như cách phòng ngừa và điều trị, mời bạn tham khảo bài viết sau.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này