Tin tức Vùng đỏ Italy vỡ trận, 'sóng thần’ Covid-19 đổ về nước Mỹ

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi thanhhangnguyen, 12/3/20.

  1. thanhhangnguyen

    thanhhangnguyen Active Member

    Tham gia ngày:
    29/7/19
    Bài viết:
    1,225
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Ba tuần trước, Italy chưa quá lo về dịch Covid-19, với chỉ ba ca nhiễm. Nhưng giờ đây, Italy có số ca bệnh cao thứ 2 thế giới.

    Ngày 9/3 vừa qua, chính phủ Italy tuyên bố các biện pháp nghiêm ngặt chưa từng có ở một nước phương Tây thời hiện đại. Cả nước bị phong tỏa, giới hạn đi lại cho đến ngày 3/4. Đám cưới, đám tang đều bị cấm.

    sửa máy tính tại nhà quận 1

    Khu vực phong tỏa được gọi là "vùng đỏ" ban đầu chỉ giới hạn ở vùng Lombardy, nay mở rộng ra cả nước.

    Italy phải làm vậy vì virus corona đang khiến hệ thống y tế nước này quá tải, đặc biệt ở vùng Lombardy miền bắc. Hơn 80% giường bệnh ở vùng này đang được dành cho các bệnh nhân virus corona, theo Bloomberg.


    Các phòng điều trị tích cực quá tải khiến nhiều cuộc phẫu thuật cho các bệnh khác phải hoãn, nhiều bệnh nhân không được chăm sóc y tế.

    Đằng sau số ca nhiễm tăng chóng mặt là cuộc khủng hoảng y tế không chỉ mang tên Covid-19. Bệnh viện quá tải đồng nghĩa với việc phụ nữ có thai và em nhỏ, bệnh nhân ung thư và HIV, hay các trẻ em cần tiêm vắc-xin sẽ đều không được chăm sóc đúng như họ cần, theo Vox.
    Mọi hệ thống y tế đều quá tải

    “Hầu hết hệ thống y tế các nước được tinh giản khá hiệu quả... vì vậy nếu số bệnh nhân tăng quá nhanh, sẽ kéo căng nguồn lực”, Richard Neher, nhà nghiên cứu Đại học Basel đã mô phỏng dịch bệnh Covid-19, nói với Vox.

    Nói cách khác, cuộc khủng hoảng quá tải y tế hôm nay ở Lombardy, một trong những vùng giàu nhất ở châu Âu, có thể lặp lại ở bất kỳ nước nào vào ngày mai, bao gồm cả Mỹ và các nước phát triển ở châu Âu.

    Theo Vox, chưa rõ vì sao số ca nhiễm ở Italy lại tăng vọt như vậy, nhưng có nhiều cách giải thích.

    Ngày 23/2, ở Italy có 76 ca nhiễm được xác nhận. Hai ngày sau, con số đó tăng lên 229. Từ đó, số ca tăng theo cấp số nhân, và nhiều ca bệnh xa xôi như ở Nigeria, Thụy Sĩ và Brazil có nguồn gốc từ Italy.

    Giới chức nước này chật vật đưa ra các biện pháp quyết liệt theo kiểu Trung Quốc để cố ngăn chặn lây lan, bao gồm phong tỏa nhiều thị trấn vùng Lombardy. Đến ngày 9/3, lệnh phong tỏa còn được mở rộng ra toàn quốc. Mọi nơi công cộng đều bị đóng cửa, bao gồm phòng tập, rạp chiếu phim, hàng quán, trường học, sân thi đấu, thậm chí đám cưới, đám tang.

    Một cách giải thích cho sự tăng vọt số ca nhiễm là chiến dịch xét nghiệm rộng lớn ở vùng Lombardy. Tương tự như ở Hàn Quốc, càng xét nghiệm nhiều, số ca phát hiện càng tăng.

    Cách giải thích khác là virus lây mạnh trong số các y bác sĩ, trước khi họ kịp nhận ra dịch bệnh. Khoảng 10% số y bác sĩ ở vùng Lombardy đã nhiễm bệnh, Washington Post đưa tin ngày 3/3. Nhân viên y tế chiếm 5% tổng số ca bệnh cả nước. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kết luận Italy nên cải thiện vấn đề bảo hộ cho y bác sĩ.

    Ngoài ra, còn có giả thuyết nêu ra việc Italy có tỷ lệ dân số già cao. Covid-19 ảnh hưởng nặng tới người già, và chính ca bệnh nặng này đang làm hệ thống bệnh viện quá tải.

    Matteo Renzi, cựu thủ tướng Italy, chỉ ra rằng virus đã lây lan ở Italy 10 ngày trước khi chính phủ hành động, và chính phủ đang ở thế phản ứng bị động với dịch bệnh. Các nước nên tránh rơi vào thế bị động, ông nói với New York Times. “Ngày hôm nay, Italy là vùng đỏ”, nhưng 10 ngày sau, có thể Madrid, Paris hay Berlin rơi vào cảnh tương tự, ông nói.

    Trong một thư ngỏ, các bác sĩ Italy cảnh báo thế giới: “Chúng tôi đang thấy tỷ lệ số ca nặng phải cần điều trị tích cực (ICU) vào khoảng 10% toàn bộ số ca dương tính... Chúng tôi muốn gửi thông điệp mạnh mẽ: Hãy chuẩn bị trước!”.


    Dường như càng xét nghiệm nhiều sẽ càng có nhiều ca dương tính. Điều này đúng ở nhiều nơi, bao gồm Italy. Nếu vậy, người Mỹ có lý do để lo ngại, vì con số lượt xét nghiệm ở Mỹ đang tăng một cách chậm chạp. Nếu xét nghiệm nhiều hơn, có thể số ca ở Mỹ sẽ còn tăng mạnh.

    Một ước tính cho thấy mức trầm trọng của dịch bệnh ở Mỹ được thực hiện ở Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, bởi nhà sinh vật học Trevor Bedford.

    Theo đó, Covid-19 có thể đã lây lan ở Seattle từ giữa tháng 1. Theo mô phỏng của ông, đến ngày 10/3, có tới 1.100 ca nhiễm ở riêng Seattle, và sự lây nhiễm đã diễn ra trong cộng đồng mà không được phát hiện. Nhưng hiện nay ở bang Washington chỉ có 279 ca nhiễm được xác nhận (tính đến tối 11/3).

    Số lượt xét nghiệm ở Mỹ đang vào khoảng 1.700 tính đến ngày 8/3, thua xa so với 50.000 ở Italy và 23.000 ở Anh, theo phân tích của Business Insider.

    Nếu ước tính cho toàn nước Mỹ, đến ngày 13, có thể đã có 9.484 ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ, gấp 9 lần con số hơn 1.000 ca nhiễm được xác nhận trên toàn quốc.

    “Nhìn vào các dấu hiệu hiện nay... tôi sẽ rất sốc nếu chúng ta không có số lượng lớn các ca đang ủ bệnh, và đang lây lan một cách thầm lặng”, Lawrence Gostin, giám đốc Viện O’Neill về Luật Y tế Quốc gia và Quốc tế, nói với Vox.

    Nếu số ca cứ tăng gấp đôi mỗi tuần, như đang diễn ra ở Italy, thì một cơn “sóng thần” đang thực sự kéo đến với nước Mỹ.

    “Tôi không nghĩ những gì diễn ra ở Italy là hậu quả riêng của cách Italy ứng phó. Thay vào đó, (tình hình ở Italy) thể hiện một điều là một khi đã chậm chân hơn, không phát hiện ra virus, sẽ rất khó để bắt kịp”, Emma Hodcroft, người tham gia dự án mô phỏng hợp tác với ông Trevor Bedford, nói với Vox.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này