Viêm lợi khi mang thai thường xảy ra do vệ sinh răng miệng kém, ảnh hưởng của hormone thai kỳ và thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh lý này có thể thuyên giảm nhanh chỉ sau vài tuần. Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị viêm lợi Viêm lợi (viêm nướu răng) là bệnh nha khoa phổ biến nhất. Bệnh lý này có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em cho đến người lớn. Viêm lợi là tình trạng mô nướu xung quanh răng bị sưng viêm, phù nề do mảng bám và cao răng tích tụ nhiều. Theo thời gian, vi khuẩn sẽ phát triển trong cao răng và bài tiết ra độc tố gây tổn thương nướu khiến nướu dễ đau nhức và chảy máu. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc các bệnh lý nha khoa nói chung và viêm lợi nói riêng. Bệnh lý này không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát hoàn toàn nếu chăm sóc, điều trị sớm. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan, viêm lợi có thể tiến triển xấu dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để phát hiện sớm viêm lợi khi mang thai, bà bầu có thể dựa vào một số triệu chứng sau: Quan sát mô nướu bao xung quanh răng nhận thấy nướu sưng đỏ, đau nhức và phù nề hơn so với nướu ở những vị trí khác Theo thời gian, nướu chuyển sang màu đỏ hoặc đỏ tím sẫm do vi khuẩn phát triển quá mức Nướu nhạy cảm và dễ bị chảy máu, đặc biệt là khi chải răng và ăn các thực phẩm cứng, khô Hơi thở có mùi hôi Nhận thấy cao răng tích tụ nhiều ở chân răng, kẽ răng Răng có hiện tượng lung lay nhẹ Viêm lợi là bệnh lý nha khoa rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh lý này khá mờ nhạt nên rất dễ bị bỏ qua. Nếu nhận thấy những triệu chứng trên, bà bầu nên tìm gặp nha sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Thực tế, viêm nướu răng có thể thuyên giảm chỉ sau vài tuần nếu được chăm sóc và chữa trị đúng cách. Xem thêm: bọc răng sứ katana giá bao nhiêu Nguyên nhân gây viêm lợi khi mang thai Viêm lợi răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tất cả đều khởi nguồn từ sự tích tụ mảng bám và cao răng. Khi ăn uống, thức ăn thừa không được làm sạch sẽ tạo thành các mảng bám ở kẽ răng, mặt nhai. Nếu không được loại bỏ kịp thời, mảng bám sẽ bị khoáng hóa thành cao răng tích tụ ở các kẽ và chân răng. Cao răng có kết cấu cứng nên không thể làm sạch thông qua chải răng thông thường. Do đó, vi khuẩn có thể trú ngụ và phát triển mạnh trong các cao răng dẫn đến bài tiết nhiều độc tố. Độc tố được vi khuẩn bài tiết gây kích thích mô nướu khiến nướu răng sẫm màu, phù nề, đau nhức, nhạy cảm và dễ chảy máu. Đây chính là cơ chế hình thành bệnh viêm lợi răng (viêm nướu). Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, bệnh viêm lợi răng khi mang thai thường xảy ra do những nguyên nhân sau: 1. Vệ sinh răng miệng kém Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh nha khoa bao gồm cả viêm lợi. Thói quen vệ sinh không đúng cách khiến thức ăn thừa bám dính vào mặt nhai và các kẽ. Theo thời gian, mảng bám bị khoáng hóa thành cao răng tích tụ dần ở chân răng gây viêm nhiễm mô nướu. 2. Ảnh hưởng của hormone thai kỳ Khi mang thai, các hormone trong cơ thể sẽ có sự thay đổi để phôi thai dễ dàng làm tổ và phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, sự tăng/ giảm đột ngột của nội tiết tố trong thời gian này cũng gây ra không ít tác dụng ngoài ý muốn. Cụ thể, hormone progesterone tăng mạnh khiến mô nướu trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn. Vì vậy, mảng bám và cao răng tích tụ có thể khiến lợi sưng đỏ và dễ chảy máu. 3. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng Trong quá trình mang thai, mẹ bầu phải dung nạp lượng dinh dưỡng lớn để cung cấp đủ nhu cầu cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Nếu không ăn uống điều độ, bà bầu rất dễ bị thiếu hụt canxi và các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Như đã biết, canxi là khoáng chất quan trọng cho quá trình tái khoáng men răng và củng cố độ chắc khỏe của xương ổ răng. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đồng nghĩa với việc răng suy yếu, mô nướu dễ tổn thương và chảy máu. Điều này còn khiến vi khuẩn trong khoang miệng dễ dàng phát triển và gây viêm nhiễm các cơ quan như nướu, men răng,… Ngoài ra, nguy cơ bị viêm lợi khi mang thai cũng tăng lên đáng kể khi bà bầu không cung cấp đủ vitamin C, E, đạm. Bà bầu bị viêm lợi có nguy hiểm không? Viêm lợi (viêm nướu răng) là bệnh nha khoa có mức độ nhẹ và ít khi phát sinh biến chứng. Nếu được thăm khám và điều trị sớm, bệnh lý này có thể thuyên giảm nhanh chỉ sau vài tuần. Tuy nhiên khi mang thai, nướu và răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, thời gian điều trị viêm lợi có thể kéo dài trong vài tháng. Mặc dù là bệnh nha khoa có mức độ nhẹ nhưng viêm nướu răng cũng có thể chuyển biến nặng dẫn đến viêm nha chu – bệnh nha khoa có mức độ nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Viêm nha chu là tình trạng vi khuẩn gây tổn thương mô nướu, sau đó tiến triển nặng và phá hủy các tổ chức nâng đỡ răng như dây chằng nha chu, xương ổ răng và cement (xê măng). Viêm nha chu khi mang thai có thể gây mất răng, tăng nguy cơ sinh non và trẻ sinh ra nhẹ cân. Không chỉ gây viêm nha chu, viêm lợi còn khiến răng đau nhức, mô nướu sưng viêm, dễ chảy máu, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ăn uống và chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Do đó, bà bầu cần có biện pháp điều trị viêm lợi ngay trong giai đoạn mới phát để kiểm soát bệnh kịp thời Bị viêm lợi khi mang thai nên làm gì? Phụ nữ mang thai dễ gặp phải rủi ro và tác dụng phụ khi can thiệp các phương pháp y tế. Vì vậy, cần chủ động tìm gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh viêm nướu. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định. Dưới đây là một số cách điều trị viêm lợi an toàn cho bà bầu: 1. Khám và điều trị y tế Ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh viêm nướu răng, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ viêm nhiễm mô nướu và xem xét chỉ định các phương pháp điều trị sau: Các phương pháp điều trị viêm lợi cho bà bầu thường được áp dụng vào 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là thời điểm sức khỏe mẹ bắt đầu ổn định, thai nhi chưa quá lớn nên không gây nặng nề và mệt mỏi khi can thiệp các phương pháp điều trị. 2. Giảm viêm lợi cho bà bầu bằng mẹo tại nhà Viêm lợi ở bà bầu có thể kéo dài trong suốt thai kỳ do ảnh hưởng của hormone progesterone. Vì vậy ngoài sử dụng thuốc, mẹ bầu cũng có thể tận dụng các nguyên liệu tự nhiên để giảm sưng đỏ, đau nhức ở mô nướu. 3. Chăm sóc răng miệng đúng cách Chăm sóc răng miệng đúng cách có thể kiểm soát và ngăn ngừa viêm lợi khi mang thai tiến triển nặng. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng tốt còn giúp bà bầu giảm nguy cơ mắc các bệnh nha khoa như sâu răng, viêm tủy răng, áp xe răng, viêm nha chu,… Phòng ngừa bệnh viêm lợi khi mang thai Viêm lợi là bệnh nha khoa thường gặp ở bà bầu. Dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh lý này tác động không nhỏ đến quá trình ăn uống và sinh hoạt. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần thực hiện biện pháp chăm sóc để phòng ngừa viêm lợi và các bệnh nha khoa thường gặp khác. Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm lợi khi mang thai: Nếu có thể, nên khám sức khỏe răng miệng trước khi mang thai. Bởi một số bệnh nha khoa có triệu chứng khá mờ nhạt ở giai đoạn mới phát và có xu hướng bùng phát mạnh trong thời gian thai kỳ. Phụ nữ mang thai cần đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách bằng cách dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng sát khuẩn và chải răng 2 – 3 lần/ ngày. Mang thai là giai đoạn khá nhạy cảm. Để kịp thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng, mẹ bầu nên khám nha khoa định kỳ 2 – 3 tháng/ lần. Thay đổi các thói quen tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng như dùng thực phẩm chứa nhiều đường, axit, món ăn cứng, khô, đồ lạnh, nóng, hút thuốc lá, nghiến răng,… Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để nâng cao sức khỏe. Thể trạng được cải thiện giúp mẹ bầu khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh nha khoa đáng kể. Viêm lợi là bệnh nha khoa phổ biến khi mang thai. Vì vậy, bà bầu cần có các biện pháp khắc phục và phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nếu chủ quan, bệnh có thể tiến triển nặng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi.