Linh tinh Viêm lợi có mủ ở trẻ em: Chăm sóc và điều trị

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Reviewnhakhoa231, 27/2/24.

  1. Reviewnhakhoa231

    Reviewnhakhoa231 Member

    Tham gia ngày:
    27/5/23
    Bài viết:
    526
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Viêm lợi có mủ ở trẻ em chính là hệ quả của bệnh viêm lợi không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Các triệu chứng bệnh lý không chỉ gây đau nhức, sưng viêm, hơi thở có mùi hôi mà còn tác động đến cấu trúc răng vĩnh viễn cũng như sức khỏe tổng thể của trẻ. Viêm lợi có mủ ở trẻ em thường đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc và điều trị theo chỉ định theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
    Nguyên nhân gây viêm lợi có mủ ở trẻ em
    Viêm lợi có mủ ở trẻ em là một tiến triển thường gặp của bệnh viêm nướu răng và một số vấn đề nha khoa khác. Thuật ngữ chỉ tình trạng các mô nướu nhiễm trùng và hình thành ổ mủ. Những ổ mủ này chứa bạch huyết cầu vi trùng đã chết hoặc còn sống, các mô đã chết, gây sưng viêm mô chân răng.
    Theo các chuyên gia đầu ngành, tình trạng này khởi phát có thể là do yếu tố virus, vi khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh mẽ và gây viêm nhiễm. Lúc này những tế bào bạch huyết sẽ tập trung tiêu trừ những tác nhân gây viêm nhiễm, làm sưng các mô nướu và hình thành những ổ mủ có màu trắng quanh chân răng.
    Căn cứ vào kết quả chữa trị lâm sàng, các bác sĩ nha khoa đưa ra một số nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm lợi có mủ ở trẻ em. Cụ thể:
    Viêm nướu răng: Tổn thương do viêm nướu răng ở trẻ em không được điều trị dứt điểm, thường xuyên tái đi tái lại khiến vi khuẩn vi nhiễm phát triển mạnh mẽ hơn sẽ hình thành những túi chứa dịch/ mủ. Từ đó gây ra viêm lợi có mủ ở trẻ.
    Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Trẻ em thường chưa nắm rõ cách vệ sinh răng miệng khoa học. Điều này lâu dần có thể khiến mảng bám và vi khuẩn khoang miệng phát triển mạnh mẽ. Từ đó bùng phát các triệu chứng đau nhức, nhiễm trùng và hình thành những ổ mủ ở nướu răng.
    Trẻ đang mọc răng: Giai đoạn trẻ mọc răng, vùng nướu răng thường rất nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương dù là lực tác động nhỏ nhất. Điều này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng nướu và hình thành các túi mủ.
    Dung nạp các thực phẩm chứa nhiều đường: Việc trẻ thường xuyên dùng các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nha khoa, trong đó có bệnh viêm nướu răng. Tình trạng này cùng với vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến hình thành những túi mủ ở lợi.
    Mắc phải các vấn đề răng miệng: Những trường hợp trẻ em mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng có thể gây ra các hệ lụy dây chuyền liên quan. Trong đó có viêm lợi có mủ ở trẻ em.
    Các biểu hiện viêm lợi có mủ ở trẻ em
    Thông thường, nướu răng khỏe mạnh của trẻ có màu hồng, ôm khít các chân răng và chắc chắn. Tuy nhiên, với những trường hợp bị viêm lợi có mủ, vùng lợi của trẻ sẽ hình thành vết loét nhỏ, xung quanh có màu đỏ và hình thành túi mủ ở giữa. Theo đó, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý còn phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát và vị trí viêm nhiễm.
    Ở một số trẻ, nhất là viêm lợi có mủ ở trẻ em 1 tuổi có thể dẫn đến lở loét bên trong má, nướu, ở sau miệng, trên amidan và lưỡi hoặc vòm miệng ở trên mềm. Bên cạnh đó, các ổ mủ có thể chảy dịch và chảy máu ở vùng nướu sưng viêm.
    Dưới đây là một số biểu hiện nhận biết viêm lợi có mủ ở trẻ em:
    Đau nhức răng: Do chân răng liên kết trực tiếp đến vùng lợi nên trường hợp trẻ bị viêm lợi có mủ sẽ gây đau nhức răng. Cơn đau răng có thể kéo dài dai dẳng tại các ổ mủ, mất ngủ thường xuyên do đau răng.
    Khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày: Khi nướu răng bị tổn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống, đặc biệt là tác động đến phần mô nướu có mủ. Việc trẻ dùng thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng cũng có thể gây ê buốt răng. Bên cạnh đó, trẻ sẽ cảm nhận được vị đắng, khó chịu trong miệng khi ăn do túi mủ gây ra. Ngay khi giao tiếp bình thường cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định.
    Hôi miệng: Các túi mủ hình thành ở vùng nướu lâu dần có thể gây mùi hôi khó chịu trong miệng. Điều này khiến trẻ trở nên ngại giao tiếp, thiếu tự tin trước mọi người.
    Sốt: Viêm lợi có mủ ở trẻ em tiến triển nặng nề có thể dẫn đến biểu hiện mệt mỏi, sốt kèm theo xuất hiện hạch bạch huyết dưới cổ,…
    Viêm lợi có mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?
    Viêm lợi có mủ ở trẻ em có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là một trong những vấn đề nha khoa có mức độ nghiêm trọng ở trẻ và có thể gây ra những biến chứng nặng nề nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách. Cụ thể:
    Hơi thở có mùi hôi: Trường hợp túi mủ ở nướu răng bị vỡ, sẽ gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng của trẻ. Bên cạnh đó, một số trẻ có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển hàm, ảnh hưởng đến việc nhai.
    Suy dinh dưỡng: Viêm lợi có mủ ở trẻ em đặc trưng bởi tình trạng đau nhức dữ dội, điều này ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động ăn uống. Lâu dần sẽ khiến cơ thể của trẻ thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu, trẻ chậm phát triển, sức khỏe suy yếu hơn so với những bạn cùng trang lứa.
    Ảnh hưởng đến cấu trúc răng vĩnh viễn: Những bệnh lý liên quan đến răng miệng nói chung và viêm nướu có mủ ở trẻ em nói riêng có thể làm tăng nguy cơ lung lay răng sữa và rụng đi. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến vị trí cũng như cấu trúc răng vĩnh viễn của trẻ.
    Với những trường hợp tổn thương do bệnh lý gây ra tiến triển nặng nề có thể ảnh hưởng đến nướu, miệng, lưỡi của trẻ và gây đau đớn dữ dội. Tình trạng nếu không được khắc phục kịp thời có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh ở răng, thậm chí là mất răng. Một số trường hợp các bệnh lý nghiêm trọng, vi khuẩn có thể lan rộng vào máu. Từ đó gây ra những biến chứng nguy hiểm như bệnh động mạch, hô hấp, tim mạch,…
    Xem thêm: Nha khoa Sunshine lừa đảo
    Phương pháp chẩn đoán bệnh lý
    Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý căn cứ vào những biểu hiện lâm sàng. Để xác định chính xác nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh lý, bác sĩ nha khoa có thể căn cứ vào những biểu hiện sau:
    Triệu chứng cơ năng của bệnh
    Kiểm tra lưỡi, mô lợi và răng
    Tìm những mảng bám ở chân răng gây chảy máu mô lợi
    Với những trường hợp cần thiết, bác sĩ nha khoa có thể yêu cầu người bệnh tiến hành một số xét nghiệm giúp phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn có thể gây viêm nướu có mủ ở trẻ em.
    Các biện pháp chăm sóc và điều trị viêm nướu có mủ ở trẻ em
    Việc điều trị viêm nướu có mủ ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng cũng như thể trạng của trẻ. Tiến hành điều trị sớm là điều vô cùng cần thiết giúp kiểm soát các triệu chứng lâm sàng nhanh chóng cũng như phòng ngừa các biến chứng phát sinh.
    1. Áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà
    Các biểu hiện viêm lợi có mủ ở trẻ em khi mới khởi phát ở mức độ nhẹ có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Ba mẹ có thể áp dụng một mẹo sau:
    Súc miệng với nước muối ấm: Muối được biết đến đặc tính kháng khuẩn, sát trùng tự nhiên và hỗ trợ làm lành những mô nướu bị thương tổn. Nước muối ấm sẽ giúp làm dịu vùng nướu bị sưng viêm, giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra, ba mẹ cho trẻ ngậm và súc miệng với nước muối mỗi ngày từ 2 – 3 lần sau khi chải răng.
    Súc miệng với tinh dầu sả: Theo một số nghiên cứu nhận thấy các thành phần hoạt chất có trong tinh dầu sả hoạt động tương tự như chlorhexidine giúp cải thiện triệu chứng viêm lợi trùm, viêm lợi có mủ ở trẻ em và làm giảm mảng bám trên bề mặt răng hiệu quả. Bạn có thể pha loãng vài giọt tinh dầu sả với 1 ly nước ấm. Sau khi cho trẻ vệ sinh răng miệng sạch thì dùng dung dịch ngậm và súc miệng. Mỗi ngày áp dụng đều đặn từ 2 – 3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
    2. Làm sạch chuyên nghiệp
    Các biện pháp cải thiện tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng viêm, khó chịu do bệnh lý gây ra, không thể thay thế biện pháp điều trị chuyên sâu. Do đó, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và khắc phục nhanh chóng.
    Thông thường, những trường hợp viêm lợi ở trẻ em sẽ được bác sĩ nha khoa thực hiện làm sạch răng chuyên nghiệp. Kỹ thuật này được tiến hành nhằm loại bỏ các mảng bám men răng, cao răng, vi khuẩn có thể hình thành những ổ mủ.
    Nha sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng ở bề mặt răng và dưới nướu răng. Kế đến, nha sĩ sẽ thực hiện đánh bóng chân răng nhằm ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn tích tụ, gây viêm nhiễm và hình thành vôi răng.
    Cạo vôi răng không chỉ là một trong những biện pháp điều trị bệnh lý mà còn là cách chăm sóc răng miệng cơ bản. Để hạn chế những bệnh lý liên quan đến nha khoa nói chung và viêm nướu có mủ ở trẻ em nói riêng, bạn cần đưa trẻ đến nha khoa để được lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần. Bởi vôi răng thường bám chặt vào bề mặt răng và rất khó làm sạch thông qua vệ sinh răng miệng hàng ngày.
    3. Điều trị đối với trường hợp áp xe nướu
    Bệnh viêm nướu có mủ ở trẻ em sẽ không thể tự khỏi nếu không được áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp và chăm sóc đúng cách. Đối với những trường hợp các ổ mủ ở nướu răng phát triển gây đau nhức dữ dội. Lúc này bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành dẫn lưu áp xe nhằm loại bỏ vi khuẩn và dịch mủ. Kế đến sẽ thực hiện quy trình làm sạch sâu để loại bỏ ổ mủ hoàn toàn nhằm phòng ngừa tái phát hiệu quả.
    Trong một số trường hợp viêm lợi có mủ ở trẻ em không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến vùng tủy răng. Do tủy răng được cấu tạo từ dây thần kinh, mạch máu và các mô liên kết. Nên khi cơ quan này bị ảnh hưởng, bác sĩ có thể cân nhắc lấy tủy răng để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm ở trẻ.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này