Linh tinh Vì sao mẹ bầu ho có đờm?

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi duyk23, 25/5/20.

  1. duyk23

    duyk23 Member

    Tham gia ngày:
    3/1/19
    Bài viết:
    407
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Ho khan, ho có đờm, cảm lạnh, cảm cúm là những bệnh có dễ xảy ra trong thai kỳ do sức đề kháng của mẹ bầu bị giảm sút. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bà bầu ho có đờm. Đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc chỉ là cảm lạnh thông thường. Vậy bà bầu bị ho có đờm có ảnh hưởng tới thai nhi hay không và làm thế nào để khắc phục vấn đề này? Hãy cùng những chuyên gia của Pharysol tìm hiểu vấn đề này nhé.
    Xem thêm

    [​IMG]


    Tại sao mẹ bầu ho có đờm?
    Phụ nữ mang thai thường bị ho, ho có đờm vì những vấn đề sau:

    Khả năng miễn dịch suy giảm
    Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ mang thai bị suy giảm. Đây là thời điểm họ dễ mắc phải những căn bệnh như: Cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang,…những căn bệnh thường gây ho có đờm.

    Dị ứng
    Một số trường hợp dị ứng có thể khiến cho mẹ bầu gặp phải những triệu chứng như ho có đờm, sổ mũi, chảy nước mắt…

    Cảm lạnh, cảm cúm
    Khả năng phụ nữ bị cảm lạnh khi mang thai là rất cao vì hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng bởi thai kỳ. Lúc này, có thể mẹ bầu sẽ xuất hiện những dấu hiệu như:

    • Hắt xì
    • Sổ mũi
    • Đau họng
    • Ho

    Đây là các bệnh đường hô hấp phổ biến và có khả năng khiến bà bầu ho có đờm. Hãy chú ý hơn tới vấn đề này khi bạn thấy các dấu hiệu đi kèm sau:

    • Đau họng
    • Nhức đầu
    • Cổ họng sưng đỏ


    [​IMG]


    Cách giảm tình trạng ho có đờm ở bà bầu
    Mẹ bầu trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều cần phải được tư vấn từ các bác sĩ. Tuy nhiên, điều đáng mừng là không phải lúc nào ho có đờm cũng phải dùng thuốc để điều trị. Khi tình trạng ho có đờm vẫn ở mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể tham khảo một số cách tự nhiên sau để tự khắc phục tại nhà.

    Tỏi
    Tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa và được biết là có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và kháng sinh tự nhiên. Allicin là một chất kháng khuẩn mạnh mẽ được giải phóng sau khi tỏi bị nghiền nát (trước khi làm nóng). Vì vậy, hãy ăn một ít tỏi sống để giảm tình trạng cảm lạnh, ho có đờm nhé.

    Nếu không thể ăn được tỏi sống, hãy băm nhỏ và trộn với một chút mật ong để dễ sử dụng hơn. Chia đều và sử dụng 2-3 lần mỗi ngày.

    Giấm táo
    Bạn có thể bắt đầu uống giấm táo khi xuất hiện một vài triệu chứng ban đầu của cảm lạnh, ho.

    Trộn 1-2 muỗng canh giấm táo với một ít nước và uống 2-3 lần một ngày cho tới khi hết ho.

    Mật ong
    Không phải tự nhiên mà điều đầu tiên khi gặp tình trạng ho nhiều người sẽ nghĩ tới là mật ong. Nó hoạt động như một chất ức chế ho, tăng cường hệ thống miễn dịch và làm dịu các cơn đau họng. Ngoài ra, mật ong cũng có thể sử dụng dễ dàng bằng nhiều cách như dùng trực tiếp, pha mật ong với trà, chanh ngâm mật ong.

    Nước
    Khi bị cảm lạnh và ho, cơ thể mất nhiều nước hơn bình thường. Do đó, uống nhiều nước ấm cũng giúp ngăn ngừa mất nước và giảm tình trạng ho rát họng.

    Chanh
    Trong chanh chứa rất nhiều Vitamin C – là một chất chống oxy hóa tự nhiên cũng có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn.

    Người bệnh hay người hoàn toàn khỏe mạnh cũng có thể uống nước chanh thường xuyên để tăng khả năng miễn dịch kháng khuẩn cho cơ thể, triệt tiêu virus và ngăn ngừa các mầm bệnh có thể phát triển.

    Nước muối
    Súc miệng bằng nước ấm giúp giảm 40% khả năng nhiễm trùng đường hô hấp. Nước muối có thể hút chất lỏng dư thừa từ các mô bị viêm trong cổ họng, khiến chúng bớt đau. Nó cũng làm lỏng và loại bỏ đờm, vi khuẩn ra khỏi cổ họng của bạn. Mẹ bầu bị ho có đờm đặc nên làm điều này hai đến ba lần một ngày để đạt hiệu quả cao.

    Máy tạo độ ẩm không khí
    Máy tạo độ ẩm làm tăng độ ẩm trong không khí và giúp khoang mũi và cổ họng không bị khô. Giúp không khí dễ dàng lưu thông, hạn chế nghẹt mũi.

    Gừng
    Gừng có tác dụng làm giảm đờm và viêm . Cho một ít gừng đập dập vào cốc nước nóng, để khoảng 15 phút cho nguội sau đó thêm mật ong vào và dử dụng


    [​IMG]

    Bà bầu ho có đờm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
    Không. Khi bạn ho, bụng của bạn di chuyển lên xuống, mà bé có thể cảm thấy. Nhưng thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng bởi những cơn ho của mẹ..

    Mặc dù các cơn ho thông thường không ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu vẫn tiếp tục ho kéo dài dù đã áp dụng những phương pháp tự nhiên nêu trên hoặc ho có đờm đi kèm những dấu hiệu dưới đây thì cần phải đi khám sớm:

    • Sốt
    • Ho nhiều ngày không khỏi kèm cmar giác chán ăn
    • Ho ra đờm đặc màu xanh lá cây
    • Khó thở
    Làm thế nào để ngăn ngừa ho có đờm khi mang thai?
    Tất cả chúng ta đều đã nghe câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” và điều này càng cần thiết hơn khi mang thai. Để thai nhi phát triển tốt thì cần phải tăng cường hệ thống miễn dịch của mẹ. Dưới đây là một số cách cơ bản giúp mẹ bầu có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của mình để ngăn ngừa các vấn đề như cảm lạnh và ho khan, ho có đờm, v.v.

    • Bổ sung Vitamin
    • Uống đủ nước
    Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần thường xuyên rửa tay để hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này