Máy Tính Vai trò quan trọng của BIOS trong hệ thống máy tính

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi muaxcash23, 10/6/24.

  1. muaxcash23

    muaxcash23 Member

    Tham gia ngày:
    14/9/23
    Bài viết:
    478
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    BIOS là gì?
    [​IMG]

    BIOS là viết tắt của cụm từ "Basic Input/Output System" (Hệ thống Đầu vào/Đầu ra Cơ bản"). Về bản chất, BIOS là một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip firmware nằm ở trên bo mạch chủ (mainboard) của máy vi tính.

    Vai trò quan trọng của BIOS trong hệ thống máy tính
    [​IMG]

    Nếu bạn là "dân công nghệ" duy nhất trong gia đình hoặc tại văn phòng đang làm việc, chắc chắn bạn sẽ phải sử dụng tới BIOS ít nhất là một lần. Các tính năng của BIOS dù có thể rất đơn giản nhưng phần lớn đều không thể thực hiện được bên trong hệ điều hành (Windows, Linux…). Trong trường hợp máy vi tính gặp sự cố, nắm bắt được khả năng của BIOS sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, dưới đây là một số tính năng cơ bản của BIOS:

    Thay đổi thứ tự đọc ổ đĩa khi khởi động
    Khi bật máy vi tính, bạn có thể vào BIOS hoặc nhấn một phím tắt khác để hiển thị danh sách các ổ đĩa được đọc khi khởi động máy.

    Nếu bạn cài nhiều hệ điều hành lên nhiều ổ cứng, bạn có thể thay đổi thứ tự đọc ổ cứng, để (ví dụ) khởi động từ ổ cứng cài Ubuntu 10 trước khi khởi động từ ổ cứng cài Windows 8.

    Nếu như Windows bị hỏng, bạn cũng sẽ cần đặt ổ đĩa CD/DVD lên đầu tiên trong danh sách ổ đọc khi khởi động để sử dụng các tính năng sửa lỗi từ đĩa cài Windows hoặc cài lại Windows.

    Theo dõi nhiệt độ, tốc độ quạt
    Nếu không thể khởi động vào hệ điều hành, bạn có thể mở BIOS để kiểm tra nhiệt độ của các linh kiện xem có quạt nào bị dừng và tình trạng máy bị quá nhiệt đang diễn ra hay không, thậm chí có thể theo dõi (và kiểm soát) mức điện thế vào các thiết bị như RAM và CPU, nhất là khi bạn thuộc tuýp dân công nghệ "máu me" ép xung (overclock).

    Khi chạy Windows, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm như HWMonitor để theo dõi nhiệt độ của máy.

    Ép xung
    Bạn sẽ cần mở BIOS để thay đổi xung nhịp và/hoặc điện thế hoạt động của CPU nhằm ép xung. Khi ép xung, bạn sẽ tăng tốc độ xử lý của máy vi tính, song cũng sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ nhất định, trong đó nguy hiểm nhất là nguy cơ máy bị quá nhiệt và treo nếu không được tản nhiệt tăng cường (với quạt chuyên dụng hoặc tản nhiệt nước).

    Khóa máy
    Trong BIOS, bạn có thể đặt mật khẩu để khóa toàn bộ máy vi tính, không cho phép sử dụng bất kì một hệ điều hành nào cả.

    UEFI cũng hỗ trợ tính năng Secure Boot, giúp loại trừ khả năng khởi động từ các hệ điều hành không được cấp phép trên máy tính qua các thiết bị ngoại vi hoặc qua mạng. Phần lớn người dùng thông thường sẽ bỏ qua tính năng này, song với những hệ thống tối mật, đặt mật khẩu trong BIOS có thể là một giải pháp bảo mật hiệu quả.

    Các vai trò khác
    Trong BIOS, bạn có thể lựa chọn tùy chỉnh nhiều cài đặt khác, ví dụ như lựa chọn dung lượng bộ nhớ cấp phát cho card đồ họa tích hợp, xung nhịp của RAM, lựa chọn chế độ hoạt động của máy (tiết kiệm điện năng hoặc gia tăng hiệu năng xử lý), lựa chọn cho phép các linh kiện USB khởi động máy từ trạng thái nghỉ (sleep) hay không… Mỗi BIOS sẽ có những tính năng khác nhau, do đó hãy tìm hiểu và thử tùy chỉnh các cài đặt có trong BIOS. Một khi đã nắm rõ về BIOS, bạn sẽ có thể dễ dàng xử lý các vấn đề của máy vi tính trong tương lai.

    MuaCash Computer tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các dòng sản phẩm chính hãng từ: laptop, PC Gaming, bàn phím chuột, bàn phím cơ gaming,.... chính hãng với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Liên hệ ngay với chúng tôi hôm nay để nhận tư vấn và hỗ trợ build PC phù hợp theo sở thích và giá thành tốt nhất nhé.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này