Vai trò của hộp nhựa tạo rỗng. Sàn rỗng làm việc theo hai phương liên kết trực tiếp giữa các khối rỗng và cốt thép. Các hộp tạo rỗng này có tác dụng làm giảm bê tông giúp cho sàn bê tông nhẹ hơn và vượt nhịp tốt hơn. Ưu điểm và nhược điểm của sàn vượt nhịp – Sàn không dầm Sàn không dầm hay các loại sàn khác đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Sau đây chúng tôi phân tích các ưu điểm cũng như nhược điểm của công nghệ thi công sàn vượt nhịp – Sàn không dầm để Quý vị cùng tham khảo. Ưu điểm của sàn vượt nhịp – Sàn không dầm. Đối với Việt Nam, công nghệ thi công sàn không dầm là một công nghệ thi công mới trong ngành xây dựng. Nhưng đối với các nước phát trển trên thế giới thì công nghệ thi công sàn vượt nhịp – Sàn không dầm đã được áp dụng phổ biến. Bởi công nghệ thi công sàn phẳng không dầm – Sàn vượt nhịp đã mang lại rất nhiều lợi ích. Dưới đây chúng tôi xin nêu ra các ưu điểm của sàn không dầm để Quý vị cùng tham khảo. 1. Sàn không dầm có hộp nhựa tạo rỗng giúp cho giảm được trọng của sàn. Do giảm được trọng lượng của sàn lên giảm được tổng thể trọng lượng của hệ thống cột và móng. Mặc dù cấu tạo là sàn rỗng nhưng sàn không dầm có khả năng chịu lực tốt hơn so với sàn truyền thống. Độ cứng chống uốn của sàn không dầm đạt 87% trong khi của sàn thường chỉ khoảng 50% 2. So với sàn truyền thống thì sàn sàn không dầm có khả năng vượt nhịp từ 8-22m. Đối với sàn truyền thống khoảng cách vượt nhịp là 6m. Khi chiều ngang nhà lơn hơn 6m khi đó phải bổ sung thêm lưới cột để đảm bảo cho kết cấu của công trình. Việc bổ sung thêm lưới cột sẽ làm ảnh hưởng đến kiến trúc của ngôi nhà, bố trí công năng sẽ khó hơn và mất thẩm mỹ hơn. Còn đối với sàn không dầm thì không phải bổ sung lưới cột bởi khả năng vượt nhịp của sàn không dầm lên tới 22m. - Ngoài ra khi sử dụng sàn truyền thống tại các vị trí xây tường ngăn phải sử dụng các dầm phụ. Còn đối với sàn không dầm thi chúng ta có thể xây tường lên cất kỳ một vị trí nào mà chúng t among muốn. Nên việc sử dụng sàn không dầm sẽ linh hoạt hơn trong việc thiết kế kiến trúc, bố trí công năng sử dụng của ngôi nhà. 3. Sàn không dầm sẽ giảm được chiều cao tổng thể của công trình: Tùy thuộc vào khoảng cách và diện diện tích của công trình, sàn không dầm sẽ tiết kiệm được chiều cao tổng thể của công trình so với sàn truyền thống. Bởi sàn truyền thống để đảm bảo cho kết cấu phải có dầm ngang nhà. Với việc sử dụng sàn truyền thống chiều cao tổng thể của công trình sẽ phải tăng lên để đảm bảo cho việc bố trí hệ thống đường điện, đường nước, điều hòa…Đảm bảo cho chiều cao thông thủy của tầng. - Với việc giảm được chiều cao tầng là đồng nghĩa với việc sẽ tăng được số tầng của công trình. Với việc bị hạn chế chiều cao công trình trong việc cấp phép xây, sử dụng sàn vượt nhịp – sàn không dầm sẽ là giải pháp tối ưu nhất. 4. Sàn không dầm sẽ các hộp nhựa tạo rỗng vì thế sàn không dầm có tác dụng cách âm, cách nhiệt rất tốt. 5.Công nghệ thi công sàn vượt nhịp, sàn không dầm sẽ nhanh hơn so với sàn truyền thống. Bởi thi công sàn không dầm sẽ không phải lắp dựng coppha cho dầm ngang nhà. Với diện tích lớn nếu sàn truyền thống phải lắp dựng coppha trong 4 ngày thì sàn không dầm chỉ lắp dựng coppha từ 1,5 đến 2 ngày. Vì thế sử dụng công nghệ thi công sàn không dầm sẽ đảm bảo cho tiến độ của công trình. 6. Thi công sàn không dầm sẽ dễ thi công hơn so với sàn truyền thống. Việc dễ thi công hơn chính bởi từ công tác lắp dựng ván khuôn coppha như đã nói ở trên. 7. Giảm chi phí và tăng thẩm mỹ đối với một số công trình đặc thù. Đối với một số công trình như nhà hàng, việc sử dụng sàn không dầm sẽ không phải đóng trần thạch cao để che dầm. Sàn không dầm sẽ là một mặt phẳng bê tông chúng ta có thể sơn trực tiếp hoặc để mộc để tạo điểm nhấn cho nhà hàng. Chính vì thế sử dụng công nghệ thi công sàn không dầm sẽ tiết kiệm chi phí và tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình. Trên đây là 7 ưu điểm của công nghệ thi công của sàn vượt nhịp, sàn không dầm mà chúng tôi giới thiệu đến Quý vị để Quý vị tham khảo cho công trình của mình. Sử dụng công nghệ thi công là giải pháp tối ưu cho các công trình lớn. Tuy nhiên sàn không dầm vẫn có những mặt hạn chế. Sau đây chúng tôi muốn giới thiệu đến Quý vị về nhược điểm của sàn vượt nhịp không dầm để Quý vị tham khảo. Nhược điểm của sàn vượt nhịp – Sàn không dầm. 1. Mặc dù so với sàn truyền thống, sàn không dầm thi công sẽ dễ hơn. Tuy nhiên việc hạn chế và nó sẽ trở thành nhược điểm và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Đối với một đơn vị chuyên nghiệp thì thi công sàn không dầm sẽ nhanh và dễ thi công hơn so với sàn truyền thống. Còn đối với đơn vị không chuyên nghiệp, không có chuyên môn, thi công không đúng so với thiết kế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình. Nếu thi công bố trí cốt thép bị sai sẽ làm cho sàn bị nứt, sức chịu tải kém. 2. Đẩy nổi. Quá trình lắp đặt cốt thép sai hoặc bớt số lượng thép chống đẩy nổi thì khi đổ bê tông hộp sẽ bị đẩy nổi. Từ đó chiều dày của lớp bê tông dưới sẽ bị dày lên vừa tốn kém bê tông, lớp bê tông bảo vệ phía trên đỉnh sẽ bị mỏng đi khiên cho độ bền của kết cấu sàn sẽ giảm đi. 3. Rỗ đáy. Đổ bê tông sàn không dầm quy trình thi công sẽ khác so với sàn truyền thống. Với các đơn vị không chuyên nghiệp, không có chuyên môn sẽ không hiểu được quy trình khi đổ bê tông sàn không dầm, có thể khi đầm bê tông không đúng cách sẽ làm cho sàn bị rỗ đáy làm ảnh hưởng đến độ bền của sàn và làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. 4. Phát sinh chi phí phải dùng hộp tạo rỗng Trên đây là 4 nhược điểm của sàn không dầm mà chúng tôi muốn giới thiệu đến Quý vị để Quý vị cùng tham khảo. Nếu Quý vị ký hợp đồng với một đơn vị chuyên nghiệp thì công nghệ thi công sàn vượt nhịp – Sàn phẳng không dầm sẽ là một giải pháp tối ưu cho các công trình lớn, cần gia tăng số tầng… #sanvuotnhipkhongdam, #boagiasanvuotnhipkhongdam, #congtysanvuotnhipkhongdam,#dichvusanvuotnhipkhongdam, #sanvuotnhipgiare, #sanvupotnhipuytin, #sanvuotnhiphangdautaihanoi, #congtysancuotnhipkhdamgiareuytin,#thietkesanvuotnhipkhongdam, #sanvuotnhipkhongdamtietkiemchiphithicong, nguồn bài viết https://xaydungtruongsinh.com.vn/new/san-vuot-nhip-khong-dam.html