Mỗi loại đồng hồ đo điện đa năng cũng có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp cho nhu cầu sử dụng của người dùng. Cụ thể: Đồng hồ hiển thị bằng kim Ưu điểm: Sử dụng phổ biến trong việc kiểm tra các linh kiện bán dẫn (như transistor, đi-ốt,…). Giúp kiểm tra nhanh chóng các linh kiện trong mạch điện tử có bị hỏng hay không? Dễ tìm mua và giá thành đa dạng, trung bình từ 120.000 - 300.000VND. Nhược điểm: Mạch điện tử và kim bên trong đồng hồ dễ bị hỏng nếu không sử dụng đúng cách. Gây khó khăn trong việc đọc giá trị của điện áp, điện trở và dòng điện. Độ chính xác chưa được cao. Đồng hồ hiển thị bằng kim Đồng hồ hiển thị bằng số Ưu điểm: Theo dõi và dễ dàng đọc các giá trị số hiển thị trên màn hình đồng hồ. Có độ bền và độ chính xác cao. Trang bị thêm một số chức năng tiện ích cho người dùng như đo điện dung, đo tần số,… Nhược điểm: Giá thành hơi cao, trung bình từ 600.000 - 2.600.000VND. Có thể gây khó khăn trong việc sử dụng để tiến hành kiểm tra các linh kiện điện tử bị hư hỏng. Đồng hồ hiển thị bằng số 4Lưu ý khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng Khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng, bạn cần chú ý đến vấn đề là việc chỉnh sai thang đo sẽ khiến cho đồng hồ dễ bị hư hoặc không thể tiến hành đo được giá trị cần đo, cụ thể: Tránh để thang đo điện trở hoặc thang đo dòng điện khi bạn muốn đo điện áp, như: Muốn đo điện áp ở nguồn AC mà chỉnh nhầm thang đo điện trở thì dễ làm hỏng các điện trở bên trong đồng hồ. Muốn đo điện áp AC mà chỉnh nhầm vào thang đo dòng điện, thì dễ gây hỏng đồng hồ. Chỉnh thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC, sẽ khiến kim đồng hồ không báo (nhưng không gây hỏng thiết bị).