Linh tinh Tục đội khăn xếp xưa còn lưu giữ đến ngày nay

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi giahanpv, 31/8/19.

  1. giahanpv

    giahanpv Member

    Tham gia ngày:
    11/12/18
    Bài viết:
    806
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nữ
    Quan niệm về cái đẹp của trước đây bây giờ hầu như không còn giống nhau nữa nhất là về vấn đề trang phục. Trước đây, để làm đẹp cho mình, những người giàu có họ thường sắm sửa chiếc áo dài, khăn xếp xưa (khăn đóng) để mặc khi đi ra đường vào các ngày lễ, Tết… Còn ngày nay, thì đã xa rồi cái thời ”áo dài, khăn đóng”, ”quần lĩnh, áo lụa”, ngoài đường. Bây giờ chiếc khăn xếp chỉ còn xuất hiện trong những nghi thức cúng, bãi, lễ, Tết, mừng Thọ, cưới, hỏi….



    [​IMG]



    Những giá trị văn hóa mà ông cha ta đã gìn giữ, nét đẹp trong trang phục truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt là chiếc khăn xếp. Cuộc sống hiện đại thích nghi với cái mới cũng là điều tốt nhưng sự năng động và sáng tạo phải đúng nơi, đúng chỗ (không thể chấp nhận việc cô dâu xúng xính trong áo soire mà không mặc áo dài để lạy ông bà tổ tiên).

    Khăn xếp xưa dành cho nam, cho nữ và loại khăn cả nam, nữ đều đội được. Khăn dành cho nam thường là loại khăn quang, đằng sau phía trên búi tó dựng đứng, đằng trước phía trên là lưỡi trai, nếp và vành.



    [​IMG]



    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tuy nhiên các loại khăn xếp nguyên bản như khăn đen với 4 quấn, 7 nếp; khăn 5 quấn, 7 nếp; khăn 6 quấn, 9 nếp; khăn quang dùng trong tế lễ (nam giới đội), khăn cô, khăn tế, khăn hầu các giá đồng… Tất cả các công đoạn như quấn, dán, khâu, cắt… đều được làm thủ công bằng tay. Khi quấn người làm phải cần mẫn, tỉ mỉ, chặt tay để các nếp không bị xô lệch, phải đều tăm tắp, vừa vặn.

    Theo lời kể của các nghệ nhân làng Giáp Nhất (làng nghề sản xuất khăn xếp lâu đời nhất hiện nay). Người xưa có để lại một lề lối cổ truyền về việc đội khăn xếp đối với đàn ông, ở tuổi khác nhau đàn ông sẽ đội khăn xếp theo màu khác nhau. Như đàn ông từ 50 – 60 tuổi sử dụng loại khăn xếp xưa màu đen, có chữ Thọ hay không đều được. Từ 70-89 tuổi phải đội khăn xếp màu đỏ, có chữ Thọ ở trên. Các cụ ông từ 90 tuổi trở lên phải đội khăn màu vàng, chữ Thọ ở trên.



    [​IMG]


    Trước đây khăn xếp xưa tuy chỉ là một phụ kiện đi kèm bộ “thường phục”, nhưng nó lại hay được sử dụng trong những dịp lễ lạc, hay giao tiếp long trọng, bởi hầu hết các tầng lớp trong xã hội, từ các vị chức sắc cho đến người dân thường; từ ông thầy đồ làng cho đến các cậu học trò nhỏ tuổi. Thậm chí, các “liền anh” Quan Họ cũng đã bị cái mốt này chinh phục.

    Hiện nay khăn xếp miền Bắc vẫn giữ nguyên hình dạng vốn có từ cổ xưa, còn khăn xếp miền Trung, miền Nam thì cách tân nhiều. Trong đó, khác biệt rõ nhất là khăn miền Bắc có nếp quấn dày hơn và dựng ngang trong khi khăn của miền Trung, Nam thì dựng đứng. Điểm khác thứ hai là phần lưỡi trai khăn xếp miền Bắc quấn, xếp thành hình chữ Nhân trong khi miền Trung, Nam là hình chữ Nhất. Khác biệt nữa là búi tó (búi để buộc tóc) khăn xếp phía bắc đặt ở phần phía trên đỉnh đầu, trong khi khăn xếp miền Trung, Nam đặt thấp hơn, lùi xuống phía sau gáy.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này