Trồng cà chua bi tại nhà đơn giản nhất Có hai cách trồng cà chua bi rất đơn giản là trồng bằng hạt giống và trồng từ cây con. Cây cà chua bi có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller, thuộc họ cà Solanacea, có kích thước nhỏ hơn cà chua thường, hình dài hoặc tròn, vị ngọt. Đây là hạt điều rang muối vỏ lụa một loại quả được rất nhiều người yêu thích vì chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, chế biến được nhiều món ngon lại ra quả quanh năm, ít sâu bệnh hại. 1. Những điều cần biết khi trồng cà chua bi 1.1. Thời vụ Cây cà chua bi ra quả quanh năm và có thể trồng vào 4 vụ như sau: - Vụ xuân - hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6. - Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10. - Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3. - Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1. 1.2. Yêu cầu về đất trồng Cà chua bi có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tốt nhất nên trồng ở loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Bạn có thể hạt điều rang muối nguyên hạt còn vỏ lụa trộn đất, trấu cùng phân cá đã ủ mục hoặc phân gà, phân hữu cơ để trồng cây. 1.3. Yêu cầu về ánh sáng Đối với cà chua bi thì cây cần khoảng 8 tiếng ánh sáng 1 ngày bởi là loài cây ưa sáng. Nếu cây được cũng cấp đủ ánh nắng thì quả sẽ có hương vị thơm ngon ngọt hơn so với những cây thiếu nắng. 2. Chi tiết cách trồng cà chua bi Có hai cách để trồng cà chua bi là trồng từ hạt và từ cây giống. Nếu chọn mua giống thì nên chọn cây giống được khoảng 1 tháng tuổi và nên mua tại cửa hàng cây. Nếu bạn tự mua hạt giống về gieo thì nên ươm trong vườn khoảng 1 tháng để cho cây con có thể phát triển tốt hơn. 2.1. Trồng bằng hạt - Xử lý hạt trước khi gieo: Ngâm hạt vào nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi: 3 lạnh rồi để qua đêm. - Gieo hạt: Sau khi ngâm, hạt đã nứt nanh thì gieo thẳng hạt vào đất, phủ một lớp đất mỏng lên rồi tưới nước ẩm hàng ngày. Bạn có thể gieo hạt vào trong túi bầu hoặc khay xốp, khay nhựa và với tỷ lệ kích thước trung bình là 60x45cm với số lượng là 40-60 hốc/khay và có thể lớn hơn nếu như muốn gieo nhiều hơn. Đến khi cây con mọc ra được 4-5 lá thật và có chiều cao từ 10-12cm, khỏe mạnh, không sâu bệnh thì đem ra trồng trong chậu hoặc ngoài vườn. 2.2. Trồng bằng cây con - Chuẩn bị trồng: Với cà chua bi bạn có thể trồng trong chậu, giỏ treo, thùng xốp hoặc trồng ở vườn đều được. Những loại cà chua bi, cà chua cherry hay cà chua bi lùn đều có thể trồng được trong nhà để trang trí, địa điểm lý tưởng để trồng là trên ban công, sân thượng và cửa sổ,... Nếu trồng cà chua bi trong chậu, nên chọn loại chậu có chiều cao 20-25cm, rộng 30cm. Chọn đất trồng loại cát pha, thịt nhẹ, giàu mùn dễ thoát nước, có độ pH từ 6,2 - 6,8 là thích hợp nhất, và cần thêm nhiều phân xanh hữu cơ đã ủ cho mục nát, lớp phân này dày khoảng 6 - 8cm. - Trồng cây: Đối với cách trồng cà chua bi bằng cây con, có thể trồng cây sâu xuống đất do cà chua có rễ chạy dọc lên cả phần thân, chỉ để phần lá non nổi lên trên mặt đất. Không nên lấp đất vào lá dễ khiến cây bị thối và mắc bệnh. 3. Chăm sóc cây cà chua bi - Tưới nước: Khi cây mới được trồng thì nên tưới nước thường xuyên, buổi sáng sớm và buổi chiều để giúp cây cứng cáp và phát triển tốt hơn. Chỉ cần tưới nước cho cây mỗi ngày để giữ ẩm cho đất, tuy nhiên không để đất quá ẩm ướt, bị úng hoặc ngập nước, mỗi tuần có thể tưới nước gạo hoặc nước bã đậu pha loãng. Cần lưu ý là khi tưới nước, nên tưới từ phần thân trở xuống, hạn chế làm ướt lá vì khi lá bị ướt, đặc biệt là vào chiều muộn, buổi tối và ban đêm sẽ mở đường cho các loại bệnh phát triển. - Phân bón: Khi cây cà chua được 1 tháng thì cần chăm sóc kĩ và bón thêm phân để cây phát triển hơn. Có thể bón lót phân Tribat trộn cùng lân, đạm, urê để tăng dinh dưỡng cho cây phát triển và ra hoa. - Phòng trừ sâu bệnh: Để hạn chế sâu bệnh hại cây và động vật phá gốc, giữa ẩm cho cây, dùng rơm rạ trấu hoặc nilon che kín gốc cây. Khi phát hiện cây cà chua bị sâu bệnh, nấm thì nên cắt tỉa, dùng thuốc diệt sâu bọ, nấm để phun kịp thời cho cà chua. - Làm giàn: Khi cây cà chua bi được 1 - 2 tháng, bạn cần làm giàn hoặc cắm cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả. Cọc phải đủ chắc để cây có thể leo bám được mà không bị đổ. Dù thực hiện cách trồng cà chua bi bằng hạt hay bằng cây con thì khi cây lớn, tầm 1-2 tháng, nên làm giàn đỡ cây. - Bấm ngọn và tỉa cành, tỉa lá già: Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa. - Chăm sóc cây cà chua bi khi ra quả: Khi cây cà chua bi được khoảng 2 tháng thì đây là giai đoạn mà cây ra hoa và sinh trái, ở thời điểm này nếu nhiệt độ quá thấp dưới 10°C hoặc quá cao, trên 30°C thì cà chua sẽ khó ra hoa, hoa không thể thụ phấn và đậu quả. Trong thời tiết nắng nóng có thể lót một lớp rơm hoặc cỏ khô lên bề mặt chậu cây để giữ ẩm cho đất. Chú ý nhiệt độ và độ ẩm cho cây, nhiệt độ thích hợp nhất trong giai đoạn này là từ 21 - 25°C. Bạn có thể tác động đến việc thụ phấn cho hoa bằng cách lắc nhẹ giàn hoặc thân cây vào buổi sáng khoảng 1 - 2 lần mỗi tuần, việc này sẽ giúp tăng sản lượng quả so với cây tự thụ phấn. - Thu hoạch: Có thể hái quả khi đã chuyển sang màu đỏ, đỏ đậm. Không nên thu hoạch khi quả còn xanh vì lúc này trong quả có thành phần dễ gây ngộ độc. 4. Tác dụng của cà chua bi tới sức khỏe Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và hạt điều rang muối loại 1 C tuyệt vời, có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác như lycopene - một chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C, K, các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid, ít chất béo và không chứa cholesterol,... Không những có thể chế biến nhiều món ăn ngon, là nguyên liệu làm đẹp cho chị em, mà cà chua bi còn có nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt như cải thiện thị lực, phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày, phổi, tử cung, giảm lượng đường trong máu, giúp ngủ ngon hơn,... Chúc các bạn thành công với hai cách trồng cà chua bi đơn giản trên!