Trẻ bị mưng mủ ở lợi là triệu chứng thường gặp của bệnh áp xe răng (áp xe nướu và áp xe chân răng). Đây là bệnh lý có mức độ nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Trẻ em bị mưng mủ ở lợi và dấu hiệu nhận biết Theo số liệu thống kê, trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh nha khoa hơn so với các độ tuổi khác. Nguyên nhân được xác định là do cấu trúc răng của trẻ chưa hoàn chỉnh, men răng mỏng, dễ tổn thương, trẻ chưa biết cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn không hợp lý. Mưng mủ ở lợi là tình trạng mô lợi nổi cục, bên trong chứa túi mủ gây ra hiện tượng chảy mủ khi ăn uống hoặc giao tiếp. Đây là biểu hiện cho thấy răng miệng của trẻ đang gặp phải vấn đề. Vì vậy, phụ huynh cần phát hiện sớm để kịp thời đưa con trẻ đến bệnh viện, phòng khám. Trẻ bị mưng mủ ở lợi thường có những triệu chứng như: Vùng lợi sưng đỏ, phù nề và nổi u cục (u có màu đỏ hoặc hồng, nhấn vào có cảm giác đau, rỉ dịch, mủ hoặc máu) Răng đau nhức, có thể đau nhói khi dùng thức ăn nóng hoặc lạnh Nếu chú ý, phụ huynh sẽ thấy vùng góc hàm của trẻ nóng và sưng hạch Hơi thở có mùi hôi Chán ăn, ăn ít do đau nhức khi nhai Đôi khi có thể gây sốt nhẹ đến sốt cao Các triệu chứng đi kèm với tình trạng mưng mủ ở lợi dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng mọc răng ở trẻ. Nếu không chú ý, ổ mủ ở lợi có thể phát triển nặng gây tổn thương chân răng và các cơ quan kế cận. Nguyên nhân khiến trẻ bị mưng mủ ở lợi Mưng mủ ở lợi là dấu hiệu điển hình của áp xe răng (bao gồm áp xe chân răng và áp xe nướu). Đây là bệnh nha khoa có mức độ nặng và dễ gây ra biến chứng nếu không được thăm khám, điều trị kịp thời. 1. Biểu hiện của áp xe chân răng Áp xe chân răng là dạng áp xe răng thường gặp nhất. Chân răng nằm sâu dưới xương ổ răng với chức năng chính là cố định răng trên cung hàm. Thông thường, chân răng là vị trí ít bị viêm nhiễm do nằm bên trong và được bao bọc bởi mô nướu, xương ổ răng, cement (xê măng),… Tuy nhiên nếu sâu răng không được điều trị, vi khuẩn có thể xâm nhập qua men răng, ngà răng, tủy răng và di chuyển đến chóp răng (chân răng). 2. Dấu hiệu của áp xe nướu (áp xe nha chu) Ngoài áp xe chân răng, trẻ bị mưng mủ ở lợi cũng có thể là dấu hiệu của áp xe nướu. Tình trạng này thường xảy ra do viêm nha chu không được điều trị. Nha chu là tổ chức nâng đỡ răng bao gồm xương ổ răng, dây chằng và nướu. Khi cơ quan này bị viêm nhiễm nặng, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng và hình thành túi mủ ở mô nướu. 3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mưng mủ ở lợi Ngoài nguyên nhân trực tiếp là sâu răng và viêm nha chu, tình trạng mưng mủ ở lợi cũng có thể xảy ra nếu có những yếu tố thuận lợi như: Trẻ có răng mọc lệch, mọc nghiêng, mọc ngầm Trẻ đang trong độ tuổi thay răng (hệ răng hỗn hợp) Thói quen vệ sinh răng miệng kém Thường xuyên dùng thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột, uống nhiều nước ngọt Trẻ bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng khiến sức đề kháng suy giảm, răng suy yếu và dễ bị tổn thương Trẻ bị mưng mủ ở lợi có nguy hiểm không? Mưng mủ ở lợi là triệu chứng điển hình của bệnh áp xe răng. Đây là một trong những bệnh lý nha khoa có mức độ nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng mà còn đe dọa đến sức khỏe. Thực tế, các trường hợp được thăm khám và điều trị sớm có thể kiểm soát hoàn toàn mà không gây ra bất cứ triệu chứng nào khác thường. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan, ổ áp xe có thể lớn dần tạo điều kiện để vi khuẩn lây lan rộng và dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Một số biến chứng, ảnh hưởng có thể gặp phải nếu không điều trị sớm tình trạng trẻ bị mưng mủ ở lợi: Trẻ mệt mỏi, khó khăn khi ăn uống, giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khả năng học tập Vi khuẩn lây lan gây tổn thương nướu và các răng lân cận. Trường hợp nặng còn có thể gây áp xe niêm mạc má, sàn miệng, vùng dưới lưỡi, xoang hàm,… Vi khuẩn đi vào tuần hoàn máu đến các cơ quan xa và gây ra nhiều biến chứng như viêm nội tâm mạc, áp xe não,… Trẻ em là đối tượng nhạy cảm với thể trạng kém và hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó, việc thăm khám và điều trị sớm khi nhận thấy hiện tượng mưng mủ ở lợi là hết sức cần thiết. Xem thêm: Nha khoa sunshine lừa đảo Trẻ bị mưng mủ ở lợi phải làm sao? Như đã đề cập, trẻ bị mưng mủ ở lợi là dấu hiệu của áp xe răng – bệnh nha khoa nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị sớm. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu này, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp. 1. Khám và điều trị y tế Tất cả các trường hợp trẻ bị mưng mủ ở lợi đều cần được điều trị y tế. Sau khi thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán (X-Quang, CT, khám lâm sàng,…), bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị tùy theo tình trạng bệnh lý ở từng trẻ. 2. Áp dụng mẹo tại nhà Ngoài các phương pháp y tế, phụ huynh cũng có thể áp dụng một số mẹo tại nhà để kiểm soát tình trạng trẻ bị mưng mủ ở lợi. Các mẹo tại nhà chủ yếu tận dụng nguyên liệu sẵn có để giảm đau, hạ sốt, cải thiện tình trạng sưng hạch hàm, khó chịu khi ăn uống. Các mẹo giảm tình trạng trẻ bị mưng mủ ở lợi tại nhà: Chườm đá: Chườm đá bên ngoài góc hàm có thể giảm cảm giác đau nhức và sưng đỏ ở hạch cổ. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp cầm máu sau khi can thiệp phẫu thuật áp xe chân răng. Phụ huynh nên chườm đá cho bé từ 15 – 20 phút với tần suất 2 – 3 lần/ ngày để giảm nhẹ cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Uống nước mật ong ấm: Phụ huynh có thể cho trẻ uống nước mật ong ấm trong thời gian điều trị mưng mủ ở lợi để giảm cảm giác mệt mỏi và uể oải. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn. Vì vậy, sử dụng thức uống này có thể cải thiện phần nào hiện tượng phù nề và đau nhức ở chân răng, mô nướu bị tổn thương. Súc miệng với nước muối ấm: Súc miệng với nước muối ấm có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn và giảm đau nhức mô nướu bị mưng mủ. Ngoài ra, nước muối còn cung cấp các khoáng chất cơ lợi cho men răng và ngà răng. 3. Chế độ chăm sóc Trong thời gian điều trị mưng mủ ở lợi, trẻ thường có hiện tượng mệt mỏi, sốt, uể oải và ăn uống kém. Do đó, phụ huynh nên xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp để nâng đỡ thể trạng cho bé. Chế độ chăm sóc khi trẻ bị mưng mủ ở lợi: Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng để giảm hôi miệng và đau nhức. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng đúng cách còn giúp kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm. Cho trẻ dùng các món ăn mềm, lỏng, ít gia vị và dễ nhai nuốt để giảm ê buốt và đau nhức. Tránh các món ăn khô, cứng, thực phẩm dai, nước ngọt có gas và đồ uống chứa cồn. Nếu trẻ sốt cao, nên cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà từ 1 – 2 ngày để nâng đỡ thể trạng, tránh tình trạng mệt mỏi và uể oải quá mức. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để hạ sốt và giảm khô miệng. Ngoài nước lọc, có thể cho trẻ dùng thêm nước ép từ trái cây và rau củ nhằm bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng cần thiết. Phòng ngừa hiện tượng mưng mủ lợi ở trẻ em Mưng mủ ở lợi là biểu hiện của áp xe nướu hoặc áp xe chân răng. Đây là bệnh lý có khả năng tái phát cao. Do đó sau khi điều trị, phụ huynh nên chủ động phòng ngừa bệnh cho con trẻ. Các biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ bị mưng mủ ở lợi tái phát: Nhắc nhở trẻ chải răng 2 – 3 lần/ ngày để làm sạch mảng bám và thức ăn thừa. Ngoài ra, nên hướng dẫn trẻ cách súc miệng và dùng chỉ nha khoa để làm sạch khoang miệng hoàn toàn. Hạn chế các món ăn chứa nhiều đường (bánh kẹo, mứt, trái cây sấy, siro,…) trong chế độ ăn của trẻ. Các món ăn này có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến tăng nguy cơ sâu răng, viêm nha chu và áp xe răng. Cho trẻ khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần. Bên cạnh chải răng thông thường, nên cho trẻ lấy cao răng từ 1 – 2 lần/ năm. Biện pháp này có hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh nha khoa, trong đó có áp xe răng. Sử dụng các loại kem đánh răng và nước súc miệng chứa fluor để tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho răng miệng. Qua đó hỗ trợ phòng ngừa áp xe răng, viêm nha chu, sâu răng,… Trẻ bị mưng mủ ở lợi là dấu hiệu của áp xe răng – bệnh lý có mức độ nặng và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Vì vậy, phụ huynh không nên chủ quan khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở con trẻ. Thay vào đó, cần có hướng xử lý đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho bé, tránh các biến chứng và rủi ro phát sinh.