Trào ngược dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa dễ gặp ở nhiều người. Bệnh này gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có khoang miệng. Bài viết này tập trung chia sẻ các bệnh lý khoang miệng do trào ngược dạ dày gây nên như sâu răng, loét miệng, viêm nha chu,... Bệnh lý khoang miệng do trào ngược dạ dày thực quản Trào ngược dạ dày có thể gây ảnh hưởng đến khoang miệng do cấu tạo cùng nằm trong hệ thống tiêu hóa giúp hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể. Dịch vị trào ngược lên có thể làm mòn răng, sâu răng, các bệnh viêm nhiễm khác trong khoang miệng. Nếu không phát hiện được nguyên nhân sẽ khó điều trị triệt để bệnh lý răng miệng. Giảm lượng nước bọt dẫn đến bệnh khô miệng Ăn mòn răng Rối loạn mô mềm miệng Viêm nha chu Mất răng Giảm lượng nước bọt dẫn đến bệnh khô miệng Nước bọt là cơ chế bảo vệ răng miệng khỏi sự tiếp xúc của axit, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, độ pH trung tính bảo vệ chất vô cơ của răng. Lượng nước bọt thay đổi hàng ngày, tốc độ dòng nước bọt 0,2 mL/phút (mililit mỗi phút) là giới hạn dưới của lượng nước bọt toàn bộ bình thường không được kích thích, khi bị kích thích giới hạn dưới của dòng nước bọt là 0,7 mL/phút. Đối với người bị trào ngược dạ dày, lưu lượng nước bọt và chức năng nuốt giảm dẫn đến khô miệng. Khô miệng gây nên sự gia tăng đáng kể tỉ lệ sâu răng. Sự thay đổi từ môi trường nhiều kiềm sang môi trường nhiều axit tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn sâu răng chủng Steptococcus mutans, Lactobacullus, Actinomyces viscosus và Streptococcus mitis phát triển,... Khi không có sự chăm sóc phù hợp, sâu răng có thể diễn tiến nhanh chóng và phá hủy toàn bộ răng miệng. Giảm lượng nước bọt dẫn đến bệnh khô miệng Ăn mòn răng Theo Định nghĩa và Phân loại Montreal, ăn mòn răng là tình trạng mất mô cứng răng không thể phục hồi. Đây là một trong các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra. Tỷ lệ bệnh nhân bị ăn mòn răng ở người trào ngược dạ dày thực quản dao động từ 5 - 47,5%. Thành phần chính của men răng là các tinh thể hydroxyapatite bị hư hỏng nếu tiếp xúc với độ pH thấp hơn 5,5. Chất trào ngược dạ dày thường có độ pH thấp hơn 2,0 nên có khả năng ăn mòn mô răng nếu các đợt trào ngược diễn ra thường xuyên. Axit trào ngược tấn công vào bề mặt vòm miệng của răng trên, sau đó ảnh hưởng tiếp tục đến các răng khác. Tình trạng ăn mòn thường diễn ra ở bề mặt răng hàm, khớp cắn. Rối loạn mô mềm miệng Mô mềm miệng có thể bị tổn thương do bệnh trào ngược dạ dày như viêm amidan, teo niêm mạc, viêm lưỡi, teo biểu mô, sung huyết ở vòm miệng mềm và uvula,... Khoang miệng bị khô, có vị chua, hôi miệng, ngứa rát và khó chịu ở họng. Nấm miệng rất dễ xuất hiện do trào ngược dạ dày nhiều lần làm bicarbonate có trong nước bọt không đủ để trung hòa được axit với nồng độ cao. Axit dịch vị bào mòn niêm mạc miệng và họng, đồng thời mang theo vi sinh vật trú ngụ ở dạ dày đi lên làm mất cân bằng hệ vi sinh khoang miệng, tạo điều kiện cho nấm candida tăng sinh. Tổn thương lưỡi, má trong, nướu, vòm miệng, cổ họng, khi đánh răng có thể đau và chảy máu. Viêm nha chu Việc giảm tiết nước bọt do trào ngược dạ dày đôi khi tiến triển thành khô miệng. Hậu quả có thể gây nên viêm nướu, tình trạng nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến viêm nha chu. Sự gia tăng nguy cơ viêm nha chu còn có thể do việc phá hủy mô mềm. Viêm nha chu (Periodontitis) còn gọi là bệnh viêm quanh răng là tình trạng các mô nha chu (gồm nướu, dây chằng nha chu, cement chân răng và xương ổ răng) bị viêm nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các mô nâng đỡ của răng và phá huỷ xương quanh răng. Hiện tượng nhiễm trùng khiến nướu sưng đỏ, dễ chảy máu, chuyển dần sang màu bầm tím. Nướu tụt xuống làm lộ phần chân răng, hình thành các túi mủ, hơi thở có mùi khó chịu. Răng bị lung lay và có nguy cơ rụng, việc ăn nhai bị cản trở. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn có thể di chuyển theo đường máu tác động đến tim, gan,... Viêm nha chu gây nên nguy cơ mất răng Mất răng Các bệnh lý răng miệng do trào ngược dạ dày như răng bị ăn mòn, sâu răng, viêm nha chu,... nếu không phát hiện kịp thời và tìm ra nguyên nhân để chữa trị tận gốc sẽ khiến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn. Vi khuẩn phá hủy men răng, đi vào tấn công tủy răng gây viêm tủy, chết tủy. Răng trở nên yếu, nhạy cảm, lung lay và có nguy cơ rụng rất cao. Nhiều trường hợp để bảo tồn các răng bên cạnh khỏi sự lây lan của vi khuẩn, bác sĩ buộc phải nhổ răng. Dr. Care Implant Clinic - Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant Dr Care - Implant Clinic là địa chỉ trồng răng Implant chuyên sâu tại TP.HCM dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam. Nha khoa ra đời với Sứ mệnh "Giúp người trung niên tiếp tục tận hưởng cuộc sống trọn vẹn: Ăn nhai ngon miệng như xưa, cười thoải mái như xưa, trẻ trung như xưa." Hướng đến chất lượng dịch vụ ưu việt nhất, Dr. Care chỉ chuyên tâm nghiên cứu và điều trị các trường hợp mất răng ở độ tuổi trung niên. Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "12 liệu pháp trồng răng Implant không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa. Nha khoa Dr. Care - Implant Clinic sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên sâu, lành nghề, kinh nghiệm trồng răng Implant ít nhất 5 năm. Cùng với đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị và máy móc chuyên dụng cho cấy ghép Implant tân tiến, phòng trồng răng đảm bảo vô trùng và sử dụng các dòng trụ chính hãng. Khi cân nhắc lựa chọn địa chỉ trồng răng Implant tại TPHCM, Dr. Care chính là nơi để Cô Chú, Anh Chị tin tưởng lựa chọn ưu việt nhất hiện nay. Thông tin liên hệ: Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. Hotline tư vấn 24/7: 0909 478 910 Website: https://drcareimplant.com/ Giờ làm việc: Từ thứ 2 - Thứ 7: 8h00 - 21h00 Địa chỉ map: https://www.google.com/maps?cid=691390527449622009 Thông tin doanh nghiệp: https://www.google.com/search?q=dr.+care+implant+clinic&kponly=&kgmid=/g/11g0gb08tb Nguồn bài viết: https://drcareimplant.com/trao-nguoc-da-day-gay-nen-cac-benh-ly-khoang-mieng-1012 Xem thêm: Lời khuyên từ chuyên gia: Ăn gì để răng chắc khỏe Tổng hợp các cách làm trắng răng an toàn và hiệu quả [Hỏi và đáp]: Viêm lợi có mủ kiêng ăn gì mau khỏi?