Thẩm Định Giá Tổng hợp các văn bản mới nhất về thẩm định giá có hiệu lực từ ngày 01/7/2024?

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Ngọc Tuân, 4/11/24.

  1. Tổng hợp các văn bản mới nhất về thẩm định giá có hiệu lực từ ngày 01/7/2024? Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm những gì?

    Tổng hợp các văn bản mới nhất về thẩm định giá có hiệu lực từ ngày 01/7/2024?


    Từ ngày 01/7/2024 có 08 văn bản hướng dẫn về thẩm định giá có hiệu lực do Bộ Tài chính đã ban hành. Cụ thể như sau:

    [1] Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và cấp chứng chỉ nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

    [2] Thông tư 38/2024/TT-BTC quy định về đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá; trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp, chế độ báo cáo về hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá và chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của Hội đồng thẩm định giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

    [3] Thông tư 37/2024/TT-BTC về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

    [4] Thông tư 36/2024/TT-BTC Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

    [5] Thông tư 32/2024/TT-BTC các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận thị trường, Cách tiếp cận chi phí, Cách tiếp cận từ thu nhập do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

    [6] Thông tư 31/2024/TT-BTC Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

    [7] Thông tư 30/2024/TT-BTC các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, Phạm vi công việc thẩm định giá, Cơ sở giá trị thẩm định giá, Hồ sơ thẩm định giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

    [8] Thông tư 28/2024/TT-BTC quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

    Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm những gì?


    Căn cứ Điều 6 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam:


    Điều 6. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam


    1. Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm các tiêu chuẩn hướng dẫn về nhũng quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản; những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản; giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản; phân loại tài sản; quy trình thẩm định giá tài sản; báo cáo kết quả thẩm định giá, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá tài sản; các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.


    2. Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam để áp dụng trong hoạt động thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam.

    Như vậy, hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn hướng dẫn những vấn đề sau:

    – Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản

    – Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản

    – Giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản

    – Phân loại tài sản

    – Quy trình thẩm định giá tài sản

    – Báo cáo kết quả thẩm định giá, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá tài sản

    – Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá

    Thẩm định viên về giá cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?


    Căn cứ Điều 7 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định thẩm định viên về giá cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

    – Có năng lực hành vi dân sự.

    – Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.

    – Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.

    – Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 (ba mươi sáu) tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành sau: Kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.

    – Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:

    + Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá

    + Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá

    – Có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp

    Rate this post

    Continue reading...
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này