Y Tế Tìm hiểu về bệnh tăng áp động mạch phổi – phần 1

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi pnkmedia, 3/12/19.

  1. pnkmedia

    pnkmedia Member

    Tham gia ngày:
    24/10/19
    Bài viết:
    74
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nam
    Cũng giống như các dạng tăng huyết áp khác, tăng áp động mạch phổi (pulmonary hypertension) là căn bệnh mãn tính, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho hệ tim mạch. Tuy chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp để chẩn đoán, kiểm soát và sống cùng căn bệnh này.

    [​IMG]
    Tăng áp động mạch phổi là gì?
    Ở người bình thường, tâm thất phải chịu trách nhiệm bơm máu đến phổi để tiếp nhận oxy và tuần hoàn đi khắp cơ thể. Quá trình này tạo nên một áp lực lên thành động mạch phổi, giao động từ 8-20 mmHg khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau, hệ thống mao mạch và động mạch phổi có thể bị xơ vữa, thu hẹp hoặc suy yếu, cản trở quá trình lưu thông máu và làm tăng áp lực trong mạch máu.

    Khi áp lực lên thành động mạch phổi thường xuyên tăng lên hơn 25 mmHg khi nghỉ ngơi, hoặc 30 mmHg khi vận động, người bệnh sẽ được chẩn đoán tăng áp động mạch phổi.


    Nguyên nhân và phân loại bệnh tăng áp động mạch phổi
    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện phân chia tăng áp động mạch phổi thành 5 nhóm khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản theo 2 nhóm chính, tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

    • Tăng áp động mạch phổi nguyên phát
    Đây là trường hợp xảy ra khi bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh một số yếu tố nguy cơ có liên hệ đến tình trạng này, bao gồm:

    – Đột biến gene, có thể mang tính chất di truyền trong gia đình

    – Các loại thuốc giảm cân trôi nổi trên thị trường, vốn có thể tăng nguy cơ bệnh đến 23 lần

    – Dị tật tim bẩm sinh

    – Tác động từ các bệnh lý khác như HIV, xơ gan, bệnh về mô liên kết…

    • Tăng áp động mạch phổi thứ phát
    Đây là trường hợp phổ biến hơn, khi bác sĩ có thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, người bệnh tăng áp động mạch phổi thứ phát là do 4 nhóm nguyên nhân sau:

    – Bất thường liên quan đến phần bên trái của tim (bệnh van tim, phì đại tâm thất trái…)

    – Bất thường xảy ra ở phổi (ngưng thở khi ngủ, phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ phổi…)

    – Cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch phổi

    – Các biến chứng ở những bộ phận khác trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến động mạch phổi (đa hồng cầu nguyên phát, bệnh Sarcoid, bệnh tuyến giáp trạng, khối u chèn lên động mạch phổi…)

    [​IMG]
    Triệu chứng của bệnh
    Người bị tăng áp động mạch phổi thường không biểu hiện triệu chứng gì rõ rệt trong thời gian đầu. Tuy nhiên, bệnh sẽ âm thầm chuyển biến nghiêm trọng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Một số dấu hiệu cho thấy bạn cần đến khám bác sĩ gồm:

    – Cảm thấy khó thở, nhanh kiệt sức khi vận động thể lực

    – Đau thắt ở vùng ngực

    – Bị sưng phù ở tay, chân, mắt cá chân

    – Nhịp tim đập nhanh bất thường

    – Thường xuyên cảm thấy chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu

    – Xuất hiện các vết xanh tím ở môi, da

    Ở trên là các thông tin cơ bản về bệnh tăng áp động mạch phổi. Mời bạn đọc tiếp Phần 2 để tìm hiểu biến chứng, nguy cơ cũng như cách điều trị căn bệnh này
    Tìm hiểu thêm tại đây
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này