Y Tế Tìm hiểu thêm về bệnh huyết áp kẹt

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi pnkmedia, 10/12/19.

  1. pnkmedia

    pnkmedia Member

    Tham gia ngày:
    24/10/19
    Bài viết:
    74
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nam
    Nếu không được chẩn đoán và kiểm soát đúng cách, người bệnh tăng huyết áp phải đối mặt với nhiều nguy cơ tim mạch, trong đó có bệnh huyết áp kẹt. May mắn thay, việc tìm hiểu và điều trị bệnh hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn.

    [​IMG]
    Huyết áp kẹt là gì?
    Huyết áp của chúng ta luôn bao gồm hai trị số : huyết áp tâm thu (số ở trên, xuất hiện khi mạch máu co bóp) và huyết áp tâm trương (số ở dưới, xuất hiện khi mạch máu giãn nghỉ). Để đánh giá chính xác hơn về sức khỏe tim mạch của một người, giới y học đặt ra thêm một trị số khác gọi là áp lực mạch (pulse pressure). Áp lực mạch được hiểu là độ chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

    Ví dụ, nếu một người có mức huyết áp là 120/80 mmHg thì áp lực mạch của họ sẽ là 120-80 = 40 mmHg.

    Áp lực mạch thường dao động trong ngưỡng 30-50 mmHg, nhưng khi rớt xuống dưới 25 mmHg sẽ kéo theo nhiều nguy cơ cho hệ tim mạch. Trong trường hợp đó, người bệnh được chẩn đoán bệnh huyết áp kẹt (một số tài liệu còn gọi là huyết áp kẹp).


    Nguyên nhân và nguy cơ gây huyết áp kẹt
    Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng huyết áp kẹt. Những nguyên nhân này đều có chung đặc điểm là làm giảm huyết áp tâm thu, hoặc tăng huyết áp tâm trương, từ đó khiến sự chênh lệch giữa hai trị số bị thu hẹp lại. Đặc biệt, thống kê y khoa cho thấy huyết áp kẹt có thể là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể người bệnh đang tiềm ẩn nguy cơ:

    – mất máu nội mạch, dẫn đến hiện tượng choáng do giảm thể tích.

    – hẹp van động mạch chủ, vốn phổ biến ở các quốc gia phát triển.

    – hẹp van hai lá, ảnh hưởng đến luồng máu lưu thông trong tim.

    – một số bệnh lý tim mạch khác như chèn ép tim, chứng tim đập nhanh…

    Nếu người bệnh chủ quan và thiếu kiến thức về áp lực mạch, bệnh huyết áp kẹt sẽ dần nghiêm trọng theo thời gian. Trong trường hợp nguy hiểm nhất, huyết áp kẹt khiến tuần hoàn máu bị giảm, người bệnh bị suy tim và có thể đe dọa đến tính mạng.

    [​IMG]
    Cách điều trị bệnh huyết áp kẹt
    Người trưởng thành nói chung, và người bệnh tăng huyết áp nói riêng, nên thường xuyên đến bác sĩ, cơ sở y tế để kiểm tra mức huyết áp. Đây là cơ sở cần thiết để sớm phát hiện bệnh huyết áp kẹt. Khi đã được chẩn đoán bệnh, điều đầu tiên bạn cần làm là tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, chỉ số áp lực mạch, tiền sử bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định liệu trình điều trị phù hợp nhất cho bạn.

    Trường hợp huyết áp kẹt do các bệnh lý thông thường, bạn chỉ cần uống thuốc theo toa của bác sĩ là sẽ kiểm soát thành công. Ngược lại, huyết áp kẹt đi kèm biến chứng hẹp van tim, chèn ép tim, suy tim…buộc người bệnh phải nhập viện và điều trị tích cực. Dù thuộc trường hợp nào, bạn đều có thể chủ động, góp phần thúc đẩy điều trị với những cách đơn giản như chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao và giữ tinh thần thư giãn.
    Nguồn: ngaydautien
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này