Tiêu chuẩn OCS là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo nguồn gốc hữu cơ trong ngành dệt may. Hỗ trợ và thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Chứng nhận OCS không chỉ mang lại sự minh bạch trong chuỗi cung ứng. Mà còn giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm thật sự hữu cơ. Hãy đọc bài viết dưới đây để khám phá các bước để đạt được chứng nhận OCS và lý do vì sao doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn này cho sản phẩm dệt may của mình. Tiêu chuẩn thành phần hữu cơ OCS Tiêu chuẩn OCS là gì? Tiêu chuẩn hàm lượng hữu cơ OCS (Organic Content Standard) là tiêu chuẩn quốc tế được phát triển bởi Textile Exchange. Tự nguyện cung cấp xác minh chuỗi lưu ký cho các vật liệu có nguồn gốc từ trang trại được chứng nhận theo các tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia được công nhận. Tiêu chuẩn này được sử dụng để xác minh các nguyên liệu thô được trồng hữu cơ từ trang trại đến sản phẩm cuối cùng. Mỗi địa điểm đều được chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận độc lập của bên thứ ba thông qua các cuộc đánh giá hàng năm. Vật liệu được theo dõi từ nguồn nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn yêu cầu nội dung (CCS) của Textile Exchange. OCS áp dụng cho các sản phẩm có chứa ít nhất 5% vật liệu hữu cơ. Được tính theo tỷ lệ phần trăm của toàn bộ các sản phẩm (không bao gồm phụ kiện và đồ trang trí). Mục tiêu của tiêu chuẩn OCS Mục tiêu của Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ (OCS) là tăng sản lượng nông nghiệp hữu cơ. Mục tiêu này thể hiện qua 3 mục tiêu chính: – Cung cấp cho ngành công nghiệp một công cụ để xác minh hàm lượng hữu cơ của các sản phẩm mà họ mua – Cung cấp cho các công ty một công cụ uy tín, đáng tin cậy. Để truyền đạt các yêu cầu về nội dung được phát triển tự nhiên tới ngành công nghiệp – Cung cấp cho nông dân sản xuất hữu cơ cơ hội tiếp cận rộng rãi với thị trường hữu cơ toàn cầu cho sản phẩm của họ. OCS là giúp củng cố tuyên bố của các công ty rằng các sản phẩm họ bán có chứa sợi hữu cơ. OCS thực hiện điều này bằng cách quản lý chuỗi lưu ký và đối chiếu khối lượng vật liệu hữu cơ khi chúng di chuyển dọc theo chuỗi cung ứng. Xác minh vật liệu trồng hữu cơ 3 bước trong xác minh vật liệu cây trồng hữu cơ Kiểm tra vật liệu đầu vào Bộ xử lý đầu tiên phải có một hệ thống để xác minh rằng tất cả các vật liệu được trồng hữu cơ đầu vào đến từ một trang trại được chứng nhận bởi một tổ chức chứng nhận được công nhận để tuân thủ một hoặc nhiều điều sau đây: a. Chương trình hữu cơ quốc gia USDA (NOP), b. Quy định (EC) 834/2007 & EU 2018/848 c. Bất kỳ tiêu chuẩn hữu cơ nào khác được chấp thuận trong Bộ tiêu chuẩn IFOAM. Tất cả vật liệu hữu cơ được đưa vào chuỗi cung ứng phải có giấy chứng nhận phạm vi hợp lệ của trang trại do một tổ chức chứng nhận được công nhận cấp. Tất cả vật liệu hữu cơ đưa vào chuỗi cung ứng phải có chứng nhận giao dịch hợp lệ do một tổ chức chứng nhận được công nhận cấp. Và phải xem xét chứng nhận phạm vi của trang trại trong trường hợp không có chứng nhận giao dịch. Vật liệu trồng hữu cơ “đang chuyển đổi” có thể được chấp nhận làm vật liệu OCS nếu tiêu chuẩn canh tác hiện hành cho phép chứng nhận đó. Yêu cầu cụ thể về vật liệu – Nếu đầu vào vật liệu trồng hữu cơ của tổ chức bao gồm bông hữu cơ. Tổ chức phải hợp tác và tiến hành thử nghiệm GMO đối với bông hữu cơ theo OCS-103 GMO Screening of Organic Cotton. – Nhà chế biến đầu tiên hoặc các địa điểm được chứng nhận OCS chỉ chấp nhận len hữu cơ làm đầu vào nếu len đó là non-mulesed (lông cừu được giặt sạch sẽ, chải và đưa vào kéo sợi luôn chứ không xử lý thêm bất cứ hóa chất nào trước khi nhuộm) hoặc từ một trang trại đã ngừng chăn nuôi. Phân loại các loại tiêu chuẩn OCS Tiêu chuẩn OCS được phân thành 2 loại OCS 100 – Yêu cầu: Sản phẩm phải chứa ít nhất 95% nguyên liệu hữu cơ được chứng nhận. – Áp dụng: OCS 100 áp dụng cho các sản phẩm có tỷ lệ nguyên liệu hữu cơ rất cao, từ 95% trở lên. Phần còn lại (tối đa 5%) có thể là các thành phần không hữu cơ. Nhưng phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và không chứa hóa chất gây hại. – Đặc điểm: Mức độ này thường được áp dụng cho các sản phẩm có yêu cầu cao về tỷ lệ hữu cơ như vải hoặc hàng may mặc có nguồn gốc từ sợi bông hữu cơ. OCS Blended (OCS pha trộn) – Yêu cầu: Sản phẩm phải chứa ít nhất 5% nguyên liệu hữu cơ được chứng nhận. – Áp dụng: OCS Blended được áp dụng cho các sản phẩm có thành phần hữu cơ ít hơn. Với tỷ lệ nguyên liệu hữu cơ từ 5% đến dưới 95%. Kết hợp với các vật liệu không hữu cơ khác như polyester, nylon, hoặc các vật liệu tổng hợp khác. – Đặc điểm: Phân loại này thường áp dụng cho các sản phẩm mà việc kết hợp giữa nguyên liệu hữu cơ và không hữu cơ là cần thiết để đảm bảo tính linh hoạt, độ bền, hoặc tính năng kỹ thuật của sản phẩm (ví dụ như vải pha trộn bông hữu cơ và sợi tổng hợp). Cả hai loại OCS đều giúp doanh nghiệp minh bạch về nguồn gốc nguyên liệu hữu cơ trong sản phẩm. Và cam kết về tiêu chuẩn an toàn, bền vững. Liên hệ với Icert Global ngay!!! Các đối tượng áp dụng tiêu chuẩn OCS a, Nhà sản xuất nguyên liệu: Các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu hữu cơ, như bông, lanh, len, hoặc các nguyên liệu khác. Sẽ cần phải được chứng nhận để đảm bảo nguồn gốc hữu cơ của sản phẩm. b, Nhà cung cấp và nhà phân phối: Các nhà cung cấp và phân phối nguyên liệu hữu cơ trong chuỗi cung ứng cũng phải tuân thủ các yêu cầu của OCS. Đảm bảo rằng các nguyên liệu không bị pha trộn với các chất không hữu cơ. c, Nhà sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh: Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh (quần áo, vải, hoặc các sản phẩm khác) từ nguyên liệu hữu cơ cũng phải tuân thủ quy định của OCS. Để đảm bảo tính minh bạch và đúng nguồn gốc hữu cơ của sản phẩm. d, Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng: Bao gồm tất cả các tổ chức trong chuỗi cung ứng như nhà gia công, nhà máy dệt, nhà máy in, nhà máy may mặc, và các công ty logistics nếu có tham gia vào quá trình sản xuất, gia công nguyên liệu hoặc sản phẩm có chứa thành phần hữu cơ. Lợi ích mà tiêu chuẩn OCS mang lại Chứng nhận OCS (Organic Content Standard) mang lại nhiều lợi ích: – Minh bạch về nguồn gốc: Đảm bảo nguyên liệu hữu cơ trong sản phẩm là xác thực, đáng tin cậy. Giảm nguy cơ gian lận. – Đáp ứng nhu cầu thị trường: Thu hút người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm hữu cơ. Xây dựng thương hiệu bền vững. – Bảo vệ môi trường: Hiện nay, môi trường đang là khía cạnh được toàn thế giới đưa lên hàng đầu. Việc thực hiện chứng nhận OSC giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Thúc đẩy sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp. – Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế: Dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế và giảm rủi ro pháp lý. Tăng tính cạnh tranh với các đơn vị sản xuất cùng sản phẩm nhưng không có chứng nhận – Gia tăng giá trị sản phẩm: Sản phẩm hữu cơ có giá trị cao hơn. Cải thiện quy trình sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng. Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn tạ Icert Global? Với đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hữu cơ. ICERT luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng để thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn và đạt được chứng nhận OCS trong thời gian ngắn nhất. Liên hệ với chúng tôi tại đây! Thông tin liên hệ CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT HOTLINE HỖ TRỢ TƯ VẤN DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN TOÀN QUỐC Trụ sở chính tại Hà Nội Địa chỉ: Số 07, ngách 21, ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, TP. Hà Nội Mobile: 0963 889 585 Điện thoại: 024 6650 6199 Email: [email protected] Chi nhánh Miền Trung Địa chỉ: K171/63 Trần Thái Tông, Phường An Khê, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng Điện thoại: 0914 588 159 Email: [email protected] Chi nhánh Miền Nam Địa chỉ: Tầng 4 Số 232/1/33 đường Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Mobile: 0966 995 916 Điện thoại: 028 6271 7639 Email: [email protected]