Trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa, việc tuân thủ các tiêu chuẩn Halal không chỉ giúp doanh nghiệp bạn đáp ứng nhu cầu của hơn 2 tỷ người Hồi giáo trên toàn cầu. Mà còn mở ra cơ hội tiếp cận một thị trường khổng lồ. Thị trường Halal dự kiến sẽ đạt 1.900 tỷ USD vào năm 2024. Và tăng lên 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Nếu bạn là một doanh nghiệp xuất khẩu, đạt được chứng nhận Halal sẽ giúp bạn nâng cao uy tín và mở rộng thị trường. Điều này không chỉ giúp bạn chinh phục khách hàng tiềm năng. Mà còn đảm bảo chất lượng và đạo đức sản xuất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết về tiêu chuẩn Halal mới nhất. Hãy cùng ICER GLOBAL tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây. Tiêu chuẩn halal Halal là gì? "Halal" là một thuật ngữ Arab có nghĩa "được phép" hoặc "hợp pháp", đối lập với "Haram" mang nghĩa "không được phép" hoặc "cấm đoán". Trong bối cảnh thực phẩm và các sản phẩm tiêu dùng, Halal chỉ những sản phẩm và dịch vụ tuân thủ các quy định của Hồi giáo. Việc tuân thủ tiêu chuẩn Halal đảm bảo rằng các sản phẩm không chứa các thành phần bị cấm và được xử lý, sản xuất theo cách thức phù hợp với luật Hồi giáo. Các sản phẩm Halal không chỉ giới hạn ở thực phẩm. Mà còn bao gồm dược phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân và các dịch vụ tài chính. Đối với người tiêu dùng Hồi giáo, chứng nhận Halal là một phần quan trọng trong việc duy trì đức tin và lối sống của họ. Các tiêu chuẩn Halal Các tiêu chuẩn Halal Hiện nay, trên thế giới chưa có một hệ thống tiêu chuẩn Halal thống nhất. Tuy nhiên, có bốn hệ thống tiêu chuẩn Halal tiêu biểu đại diện cho các quốc gia và khu vực khác nhau, bao gồm: Tiêu chuẩn GSO 993:2015: Đại diện cho các quốc gia như Saudi Arabia, Qatar, Kuwait, Oman, Bahrain và UAE. Tiêu chuẩn MS 1500:2019: Là hệ thống tiêu chuẩn Halal được áp dụng tại Malaysia. Tiêu chuẩn HAS 23103:2012: Được sử dụng tại Indonesia. Tiêu chuẩn OIC/SMIIC 1:2019: Đại diện cho nhiều quốc gia. Bao gồm Hy Lạp, Iran, Iraq, Saudi Arabia, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Nigeria, Bangladesh và Algeria. Trong các tiêu chuẩn Halal, tiêu chuẩn liên quan đến thực phẩm là bắt buộc nhất. Các loại thực phẩm thường được phân chia thành bốn nhóm chính: thịt và gia cầm, cá và hải sản, trứng và sữa, cùng với rau và thực vật. Nhìn chung, các tiêu chuẩn Halal yêu cầu các sản phẩm phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt như sau: Nguồn gốc nguyên liệu: Nguyên liệu phải được lấy từ nguồn Halal, với thịt được giết mổ theo phương pháp Zabiha. Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất không được sử dụng thiết bị chung với sản phẩm Haram để tránh ô nhiễm. Chất phụ gia và thành phần. Cấm sử dụng các chất phụ gia và thành phần từ nguồn Haram, như mỡ lợn, cồn... Vệ sinh và an toàn thực phẩm: Tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt để đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Kiểm soát và giám sát: Các tổ chức chứng nhận Halal sẽ giám sát toàn bộ quy trình từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng. Tại sao việc chứng nhận theo tiêu chuẩn Halal lại quan trọng? Chứng nhận Halal không chỉ quan trọng đối với người tiêu dùng Hồi giáo. Bên cạnh đó còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: Mở rộng thị trường: Thị trường Halal toàn cầu đang tăng trưởng mạnh mẽ. Với nhu cầu lớn từ các quốc gia Hồi giáo và cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới. Chứng nhận Halal tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ. Nâng cao uy tín và thương hiệu: Chứng nhận Halal là minh chứng cho cam kết về chất lượng. Và đạo đức của doanh nghiệp, nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng. Tăng tính cạnh tranh: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, chứng nhận Halal giúp sản phẩm của bạn nổi bật và cạnh tranh hơn trên thị trường. Tuân thủ quy định pháp luật. Ở nhiều quốc gia, chứng nhận Halal là bắt buộc đối với các sản phẩm thực phẩm và dược phẩm. Việc đảm bảo tuân thủ các quy định này giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro pháp lý Để áp dụng halal doanh nghiệp cần chuẩn bị gì? Sử dụng nguyên liệu - phụ gia - hóa chất theo luật Hồi Giáo Đăng ký địa điểm sản xuất Không sử dụng sản phẩm halal và sản phẩm haram trên chung 1 dây chuyền sản xuất Bao bì, nhãn hiệu, biểu tượng, logo, tên sản phẩm không sử dụng các hình ảnh minh họa là haram. Hoặc hình ảnh gây hiểu nhầm đi ngược với nguyên tắc của luật hồi giáo. Kiểm nghiệm sản phẩm cần chứng nhận Tổng kết Chứng nhận Halal không chỉ là một yêu cầu tôn giáo. Mà còn là tiêu chuẩn quan trọng về chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm. Việc tuân thủ tiêu chuẩn Halal giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao uy tín và cạnh tranh. Đồng thời đảm bảo tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh. Để đạt được chứng nhận Halal, doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn. Bao gồm về nguồn gốc nguyên liệu, quy trình sản xuất, chất phụ gia, vệ sinh và an toàn thực phẩm. Cùng với kiểm soát và giám sát chặt chẽ. Nếu bạn muốn xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường Hồi giáo. Hoặc muốn nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm. Việc đạt được chứng nhận Halal là một bước đi đúng đắn và cần thiết. Tại ICERT GLOBAL, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận Halal uy tín. Giúp doanh nghiệp bạn dễ dàng tiếp cận và chinh phục thị trường tiềm năng này. Với đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về tiêu chuẩn Halal. Chúng tôi cam kết hỗ trong và sau quá trình đạt được chứng nhận. Hãy liên hệ ngay với ICERT GLOBAL để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết, đưa sản phẩm của bạn lên tầm cao mới!