Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đã không còn là khái niệm xa lại với người lao động hiện nay. Bài tập tính thế thu nhập cá nhân sẽ được hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây! Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đã không còn là khái niệm xa lại với người lao động hiện nay. Tuy nhiên, hiểu rõ về bản chất cũng như cách tính thuế thu nhập cá nhân thì không phải ai cũng nắm rõ. Ở bài viết này, chúng ta cũng tìm hiểu cụ thể về các khoản trong việc tính thuế thu nhập cá nhân nhé! 1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế trực thu đánh vào thu nhập cá nhân. Hàng tháng, người lao động phải trích một khoản tiền từ tiền lương và các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước. Đặc điểm: Trực thu Có độ nhạy cảm cao Mang tính lũy tiến 2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương Khi tính thuế thu nhập cá nhân, việc đầu tiên chúng ta cần xác định đối tượng cư trú là gì? Vì người lao động tại Việt Nam được chia thành 2 loại đối tượng là: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Cách tính thuế thu nhập cá nhân Cách tính thuế thu nhập cá nhân tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú có HĐLĐ từ 3 tháng trở lên: Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế * thuế suất thuế TNCN Thu nhập chịu thuế = Thu nhập cá nhân – Các khoản giảm trừ – các khoản miễn thuế Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú có HĐLĐ dưới 3 tháng: Dưới 2 triệu/lần chi trả thì cá nhân nhận 100% thu nhập Từ 2 triệu trở lên/lần chi trả: Khấu trừ 10% tại nguồn trước khi chi trả Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú: Khấu trừ trực tiếp tại nguồn 20% trước khi chi trả thu nhập 3. Bài tập ví dụ Bài tập Ông X là người Việt Nam và làm việc tại Việt Nam. Năm 2016, Ông X có ký hợp đồng lao động với công ty A. Và theo hợp đồng lao động thì công ty A sẽ trả cho ông X 75 triệu đồng/tháng. Công ty sẽ mua thẻ hội viên sân golf cho ông X 10 năm với tổng giá trị là 240 triệu. Ngoài các khoản bảo hiểm bắt buộc mà công ty tham gia theo quy định về Luật lao động và Luật bảo hiểm thì công ty A còn đồng ý tham gia quỹ hưu trí tự nguyện cho ông X. Quỹ hưu trí tự nguyện Bảo Việt với số tiền phải đóng là 1,2 triệu/tháng. Công ty A còn đồng ý trả cho ông X tiền nhà, tiền điện nước với một khoản 10 triệu/tháng (chưa tính VAT). Trong đó, khấu trừ bảo hiểm bắt buộc trước khi trả lương cho ông X với số tiền là 2 triệu/tháng. Ông X không có người phụ thuộc. Theo thỏa thuận trên hợp đồng lao động giữa công ty A và ông X thì lương trên hợp đồng sẽ là lương chưa bao gồm thuế suất thuế thu nhập cá nhân. Có nghĩa là, ngoài các khoản thu nhập trên, công ty A cũng đã trả thuế suất thuế thu nhập cá nhân cho ông X trong năm 2016 với số tiền 300 triệu. Từ tháng 7/2016, ông X cũng ký với công ty B một hợp đồng dạy học thu nhập 10 triệu/tháng. Như vậy từ tháng 7 đến hết tháng 12 lương của ông X sẽ là 60 triệu. Trước khi trả lương cho ông X, công ty B sẽ khấu trừ 10% thuế suất thuế thu nhập cá nhân. Xác định tổng thu nhập chịu thuế suất thuế thu nhập cá nhân của ông X trong năm 2016 là bao nhiêu? Bài làm Xác định đối tượng nộp thuế: Cá nhân cư trú Xác định thu nhập chịu thuế theo từng nguồn Công ty B: Tổng thu nhập chịu thuế năm 2016 là 60 triệu Công ty A: Xác định tiền nhà tính thuế Thu nhập chưa bao gồm tiền nhà: 77 triệu/tháng gồm: Lương: 75 triệu/tháng Thẻ hội viên sân golf: 240/(10*12) = 2 triệu/tháng Các khoản giảm trừ: 12 triệu/tháng gồm: Giảm trừ bản thân: 9 triệu/tháng Giảm trừ bảo hiểm bắt buộc: 2 triệu/tháng Quỹ hưu trí: 1 triệu/tháng Thu nhập dùng để quy đổi tiền nhà: 77 triệu – 12 triệu = 65 triệu Thu nhập quy đổi tính tiền nhà: (65 triệu – 9,85 triệu)/0,65 = 84,85 triệu Thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền nhà: 84,85 triệu + 12 triệu = 96,85 triệu 15% tổng thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền nhà: 15% * 96,85 triệu = 14,53 triệu Khi đó, chúng ta thấy tiền đóng tiền nhà hàng tháng nhỏ hơn 15% tổng thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền nhà. Vì vậy, tiền nhà dùng để tính thuế là 11 triệu Xác định thu nhập tính thuế hàng tháng Xác định thu nhập dùng để quy đổi: 11 triệu + 65 triệu = 76 triệu Tính thu nhập tính thuế: (76 triệu – 9,85 triệu)/0,65 = 101,77 triệu Vậy, tổng thu nhập chịu thuế mà ông X phải chịu năm 2016 ở công ty A là: (101,77 triệu + 12 triệu) * 12 = 1.365,23 triệu Như vậy, bài viết đã đưa ra các cách tính thuế thu nhập cá nhân dựa trên tiền lương và các nguồn thu nhập khác. Khi đi làm việc nắm rõ các nguồn tiền trong tiền lương của mình là rất quan trọng. Hãy chuẩn bị cho mình thật kỹ các kiến thức về thuế suất thuế thu nhập cá nhân nhé!