Thời gian ở cữ, chế độ ăn uống của mẹ cần hết sức cẩn trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến em bé vì bé bú mẹ. Trong việc xây dựng thực đơn, cần lưu ý những món nên nên ăn và món nào không nên ăn. Cùng tìm hiểu để bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho sản phụ. Nguyên tắc xây dựng thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ Chế độ dinh dưỡng sau sinh cho mẹ đẻ mổ cần tuân theo những nguyên tắc sau: Đa dạng dinh dưỡng Sau sinh, không ít mẹ kiêng khem quá mức, không ăn món này món kia. Tuy nhiên, việc kiêng khem quá là không tốt vì mẹ cần bổ sung đa dạng dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe cũng như mang đến nguồn sữa mẹ chất lượng. Thực đơn của mẹ phải cung cấp đủ những chất dinh dưỡng quan trọng như sắt và canxi cho mẹ sau sinh, DHA, protein, các khoáng chất và vitamin cần thiết khác. Kiêng thực phẩm gây mưng mủ Có một số thực phẩm có khả năng gây mưng mủ sản phụ sinh mổ cần kiêng để không làm vết mổ bị sưng đau. Chúng gồm: đồ nếp, rau muống, da gà… Bổ sung thực phẩm có tính kháng viêm Mẹ nên ăn những thực phẩm kháng viêm để giúp vết sẹo nhanh lành, không bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. Những thực phẩm có tính kháng viêm như nghệ, trái cây giàu vitamin C, rau xanh, quả mọng, … Ăn đồ dễ tiêu Sau sinh cơ thể mẹ còn yếu ớt nên các cơ quan tiêu hóa cũng cần được nghỉ ngơi, chưa thể hoạt động đúng 100% công suất. Vì vậy, mẹ nên ưu tiên các món dễ tiêu như cháo, súp, canh… để hạn chế gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Đẻ mổ nên ăn gì tốt? Dưới đây là những thực phẩm mẹ nên thêm vào thực đơn hằng ngày. Thực phẩm giàu đạm: Đạm khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe, giảm mệt mỏi. Ngoài ra, nó còn tham gia vào quá trình tạo tế bào mới trong cơ thể nên mẹ cần bổ sung nhiều đạm để nhanh lành vết mổ. Thực phẩm giàu đạm như: thịt nạc, trứng, hải sản, sữa, ức gà… Rau xanh: Là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của mẹ sau sinh, giúp cung cấp chất xơ, vitamin và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Một số loại rau còn có tác dụng lợi sữa như rau ngót, rau mồng tơi, mướp hương, rong biển… Nghệ: Kể cả mẹ sinh thường hay sinh mổ thì sau sinh cũng được khuyên nên thêm nghệ vào thực đơn cơm cữ sau sinh mổ. Thành phần của nghệ chứa curcumin và nhiều vitamin, khoáng chất khác như kali, sắt, vitamin C… có tác dụng chống viêm, sưng, hỗ trợ nhanh lành vết thương, hạn chế nhiễm trùng. Trái cây: Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho sản phụ sau sinh. Đặc biệt nếu mẹ đang không biết ăn gì để nhiều sữa mà không béo thì hãy chọn những loại trái cây lợi sữa như: đu đủ chín, quả na, vú sữa… để ăn hằng ngày nhé. Xem thêm: sau khi uống canxi bao lâu mới được uống nước cam Ở cữ sau sinh mổ không nên ăn gì? Có một số thực phẩm nếu ăn sau khi sinh mổ sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và tác động xấu đến em bé. Mẹ không nên ăn những thực phẩm dưới đây: Thức ăn nhiều dầu mỡ: Những món ăn này gây khó tiêu, đầy bụng và còn khiến mẹ tăng cân khó kiểm soát. Ngoài ra, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn làm tăng phản ứng viêm khiến vết mổ của mẹ lâu lành hơn. Đồ cay nóng: Các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, các loại quả nóng như vải thiều, mận, mít… có thể khiến vết thương tạo mủ, từ đó làm chậm quá trình hồi phục và có thể để lại sẹo xấu. Đồ tái, sống: Thực phẩm tái, sống như nem chua, gỏi cá… có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng… gây hại cho mẹ và cả em bé nếu bú sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần phải ăn chín uống sôi để đảm bảo. Đồ uống có tính kích thích: Như rượu, cà phê, chè đặc… có thể ảnh hưởng đến sự hồi phụ của vết mổ và không tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con. Đồ ăn có tính hàn: Như rau bắp cải, dưa hấu, … gây cản trở quá trình đông máu nên sẽ khiến vết mổ lâu lành và dễ bị chảy máu. Thực phẩm gây mất sữa: Có một số thực phẩm được cho là gây mất sữa, sản phụ sau sinh nên tránh xa để đảm bảo nguồn sữa cho bé bú. Chúng gồm: lá lốt, rau bắp cải, măng chua, dưa chua, mướp đắng, … Thực đơn cho mẹ đẻ mổ cùng những lưu ý trên đây hy vọng đã giúp được ít nhiều cho chị em trong quá trình chăm sóc, bồi bổ cơ thể sau sinh. Khi xây dựng thực đơn, điều quan trọng là bạn cần theo dõi được nhóm chất và lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể đã đủ đảm bảo cho mẹ và quá trình sản xuất sữa chưa.