Thư viện lâu đời nhất Hoa Kỳ – Thư viện quốc hội Mỹ Hoa Kỳ miền đất hứa vẫn là điểm hẹn du lịch mơ ước. Mỹ được coi là một thế giới thu nhỏ, ngoài vô số kỳ quan thiên nhiên, khu giải trí, dịch vụ gửi hàng đi mỹ tại tphcm, thành phố lịch sử này còn là nơi vừa để sống vừa để học. Cùng chúng tôi tham quan thư viện lâu đời nhất Hoa Kỳ – Thư viện quốc hội Mỹ. Quy mô và vẻ lộng lẫy như cung điện Thư viện Quốc hội Mỹ là thư viện lớn nhất thế giới, thư viện này được sáng lập năm 1800, sau hai lần bị đốt cháy trong chiến tranh đến năm 1888 thư viện được xây dựng lại và chín năm sau công trình mới được hoàn thành. Đây là thư viện lớn nhất theo diện tích để sách và một trong những thư viện quan trọng nhất trên thế giới. Sự độc đáo trong kiến trúc Thư viện Quốc hội Mỹ là một công trình kiến trúc độc đáo, cao năm tầng ở trên một hình vuông với diện tích là 3 vạn m2 tại thủ đô Washington một nơi tao nhã và có phong cảnh đẹp… Với lối thiết kế tinh tế, độc đáo được thể hiện qua sự tương phản màu sắc độc đáo. Trần của tòa nhà có thiết kế hình mái vòm cong ấn tượng, mang vẻ lộng lẫy như một cung điện thực sự. Chính những điểm nổi bật và đặc biệt về kiến trúc này mà Thư viện Quốc hội Mỹ là điểm đến không thể chối từ cho các tour du lịch. Kho tàng tri thức đồ sộ Đồ sộ về số lượng, đa dạng về thể loại sách Trung tâm của hình vuông ấy là một phòng đọc lớn hình bát giác, đủ chỗ cho 250 người đọc, chung quanh chia làm phòng đọc cho nghị viện, phòng đọc báo, phòng hội hoạ và phòng đọc cho người mù. Đến năm 1939 ở phía Đông thư viện chính lại xây dựng thêm một thư viện phụ gồm sáu tầng. Số sách mà Thư viện lưu trữ hết sức phong phú, trên 80 triệu quyển sách, hình vẽ và các thứ tư liệu, hơn 33 triệu bản thảo của danh nhân và đặc biệt nhất là 58 triệu bản thảo chép tay, các tài liệu in ấn khác được viết bằng 470 thứ tiếng. Tại đây có cả bài diễn văn nhận thức và nhiều bài diễn thuyết khác khi tranh cử của Washington – vị Tổng thống thứ nhất của nước Mỹ. Bên cạnh đó, thư viện còn sở hữu những bộ sưu tập truyện tranh (5000 đầu sách, 100.000 cuốn), văn hóa dân gian Mỹ và đặc biệt là danh bạ điện thoại. Mỗi năm thư viện phải nhập vào 8.000 cuốn danh bạ điện thoại, trong đó có 1.500 cuốn từ hơn 100 quốc gia khác, sách hướng dẫn, tìm hiểu về thành phố ở tất cả các nước. Như vậy, có thể nói luôn rằng đây cũng là bộ sưu tập tên họ và địa chỉ lớn nhất thế giới. Không phân biệt bất kỳ ai Tuy là nơi lưu giữ nhiều thứ quý giá và phải đảm trách nhiệm vụ quan trong, Thư viện Quốc hội Mỹ vẫn mở rộng hoạt động phục vụ tất cả mọi người trong 20 năm qua, lập ra những ban riêng phục vụ người tàn tật, người mù và cả các tù nhân trong trại giam theo đúng tiêu chí “ mang tri thức tới tất cả mọi người”. Những người lần đầu bước chân vào thư viện có thể tìm kiếm thông tin về những thứ mình muốn tra cứu tại các máy tính sử dụng màn hình cảm ứng tại quầy cung cấp thông tin (Information Desk) trong tòa nhà Jefferson. Cách thức quản lý hiện đại, chú trọng đầu tư Thư viện Quốc hội Mỹ dùng phương pháp quản lý vô cùng hiện đại. Giữa thư viện chính, thư viện phụ và toà nhà lớn của Quốc hội đều có những phương tiện cơ giới để đưa sách đi, chỉ 45 giây là sách có thể được đưa tới tay độc giả. Tính trung bình cứ 10 giây lại có một cuốn sách hay một bản tư liệu được đưa tới toà nhà lớn của thư viện và cứ khoảng 2 giây lại có một cuốn sách được nhập vào kho của thư viện từ trên thế giới.