Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể theo nhiều cách. Các nguy cơ có thể tích tụ trong nhiều năm dẫn đến hàng loạt các bệnh lý như ung thư khoang miệng, họng, thanh quản và thực quản. Những người hút thuốc lá cũng có tỷ lệ ung thư tuyến tụy cao hơn. Ngay cả những người “hút thuốc bị động” (vô tình ngửi phải khói thuốc lá) cũng phải đối mặt với nguy cơ ung thư khoang miệng cao hơn. Hút thuốc cũng ảnh hưởng đến hormon insulin trong cơ thể, khiến người hút thuốc có nhiều khả năng bị kháng insulin và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và các biến chứng liên quan. Tiến triển bệnh cũng diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với những người không hút thuốc. Một nghiên cứu theo dõi 219 công nhân nhà máy từ năm 1999 đến năm 2003 của Khoa Nha khoa Đại Học Osaka đã rút ra được nhiều kết luận quan trọng về mối quan hệ giữa bệnh nha chu và các yếu tố lối sống khác nhau. Thiết Bị Xông Tinh Dầu – Lựa Chọn Thông Minh Để Cai Thuốc https://vnvapepod.com/products/saltnic-mtfk-seven-lafite-30ml-tinh-dau-saltnic-gia-re Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã phân tích tác động của nhiều yếu tố lối sống đối với sự tiến triển của bệnh nha chu ở người lao động, bao gồm: thói quen tập thể dục, sử dụng rượu, hút thuốc lá, số giờ ngủ, chế độ dinh dưỡng, mức độ căng thẳng tinh thần, thời gian làm việc và ăn uống. Trong số tất cả các yếu tố lối sống được kiểm tra, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh nha chu nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung, chính là thói quen hút thuốc. Kết quả này tương ứng với một công bố khác trên Tạp chí Nha chu cũng chỉ ra rằng, hơn 41% những người từng gặp vấn đề răng nướu nghiêm trọng cũng là những người nghiện thuốc lá. Bệnh nha chu không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng và nướu mà còn có thể dẫn đến tình trạng mất răng. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do sự tích tụ mảng bám thức ăn giữa các kẽ răng làm phát triển vi khuẩn trong miệng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố lối sống khác cũng góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Ngoài ra, những người “nghiện” thức khuya cũng có khả năng cao sẽ quên hoặc bỏ qua các bước chăm sóc răng miệng trước khi ngủ. Điều này cũng có thể dẫn đến thói quen dậy muộn và bỏ bữa sáng, thay vào đó là ăn vặt thay thế. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói chung. Như vậy, nghiên cứu kể trên đã chỉ ra cho bệnh nhân thấy rằng ngoài dùng chỉ nha khoa và đánh răng, vẫn có những yếu tố lối sống khác ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của họ. Việc thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt ví dụ như ngủ đủ giấc, bỏ hút thuốc lá có thể giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng quát của cơ thể nói chung.