1. Tài sản thẩm định giá Tài sản thẩm định giá bao gồm: tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá theo quy định của Chính phủ và tài sản mà các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá theo quy định của Chính phủ bao gồm: Thứ nhất, Tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước; Thứ hai, Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác; Thứ ba, Tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác; Thứ tư, Tài sản khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá. Tài sản trên của Nhà nước có giá trị dưới đây phải được thẩm định giá: Có giá trị đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng lớn có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đối với tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước; Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác; Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác; Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với các tài sản khác của Nhà nước. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản (nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn khác thuộc nguồn ngân sách) nếu không qua đấu thầu và qua Hội đồng xác định giá thì phải thực hiện thẩm định giá. Tài sản của nhà nước phải thẩm định giá đã qua đấu thầu hoặc qua Hội đồng xác định giá được thành lập theo quy định của pháp luật thì không nhất thiết phải thẩm định giá; việc thẩm định giá các tài sản hình thành từ nguồn vốn khác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá. Tài sản mà các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá. Tài sản thẩm định giá bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về sở hữu trí tuệ. 2. Sử dụng kết quả thẩm định giá Kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được sử dụng: Là một trong những căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chi từ ngân sách nhà nước, tính thuế, xác định giá trị tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng, mua bảo hiểm, cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể doanh nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác đã được ghi trong hợp đồng thẩm định giá. Để tư vấn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Là cơ sở cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá sử dụng kết quả thẩm định giá theo mục đích đã được ghi trong hợp đồng thẩm định giá. Rate this post Continue reading...