Mẹ và Bé Sữa mẹ bị giảm phải làm sao? Cách tăng tiết sữa mẹ hiệu quả

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi satbabau, 19/6/24.

  1. satbabau

    satbabau Member

    Tham gia ngày:
    21/10/23
    Bài viết:
    218
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên duy trì cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng có thể giữ được nguồn sữa dồi dào như những ngày đầu sau sinh. Vậy, khi sữa mẹ bị giảm, làm thế nào để gọi sữa về nhiều hơn?

    Sữa mẹ bị giảm phải làm sao? Cách tăng tiết sữa mẹ hiệu quả

    Dưới đây là những cách cách tăng lượng sữa mẹ, mẹ sau sinh ít sữa có thể tham khảo:
    Kích sữa về bằng cách chườm và massage
    Để tăng lượng sữa, mẹ nên kích thích từ bên ngoài lẫn bên trong để đạt được hiệu quả cao nhất. Đối với phương pháp kích sữa Newman được thực hiện bằng việc kết hợp chườm và massage sẽ giúp kích thích tuyến sữa sản xuất sữa tốt hơn. Việc chườm nóng, tắm nước ấm sẽ làm giãn nở mạch máu, kích thích đẩy nhanh quá trình vận chuyển của lượng hormone kích thích tạo sữa giúp sữa mẹ về nhanh hơn.
    Việc massage giúp kích thích quá trình sản xuất sữa. Massage đúng cách sẽ tác động vào các nang sữa, tuyến sữa nhằm kích thích phản xạ xuống sữa nhiều hơn. Đồng thời massage còn giúp các mẹ tránh được tình trạng tắc tia sữa hiệu quả.

    Duy trì ăn uống khoa học và bổ sung thực phẩm lợi sữa
    Cho con bú là bước quan trọng trong quá trình kích lại sữa khi mất sữa. Song trong hầu hết các trường hợp, mẹ đều cần đến thực phẩm lợi sữa để đẩy nhanh tiến độ gọi sữa về:
    Các thực phẩm lợi sữa: Rau màu xanh đậm, đậu đỗ, trái cây tươi, đặc biệt là cam và đu đủ, thịt bò, cá trắm, hồi, móng giò heo, sữa tươi và các sản phẩm từ sữa đều rất tốt cho mẹ nào bị mất sữa sau khi sinh con.
    Các thức uống lợi sữa: Nước lá bồ công anh, nước lá đinh lăng, cao chè vằng, nước gạo lứt…
    Mẹ nên xây dựng chế độ ăn khoa học, đa dạng các loại thực phẩm, thêm các thực phẩm lợi sữa vào bữa ăn để kích thích sữa về nhiều hơn! Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ các vi chất DHA, canxi, viên sắt cho mẹ sau sinh qua chế độ ăn và viên uống để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và quá trình tiết sữa cho bé bú.

    Uống nhiều nước giúp kích thích sản xuất sữa mẹ
    Sự tăng lên của hormone oxytocin mỗi khi mẹ cho bé bú sẽ giúp kích thích cơ thể sản sinh sữa mẹ. Lúc này, mẹ sẽ có cảm giác khát (bởi vì thành phần sữa mẹ chủ yếu là nước). Vì vậy bổ sung nước là điều cần thiết giúp cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh, không bị thiếu nước sau khi tiết sữa.
    Trung bình một người trưởng thành cần uống 2 lít nước/ngày nhưng với mẹ cần tiêu thụ ít nhất 2-3 lít nước gốm nước lọc, nước ép, sữa, nước canh… Bởi lượng sữa bé bú trung bình 1 ngày đã chiếm khoảng 750-850ml sữa mẹ. Mẹ không bổ sung đủ nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa cho bé!

    Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
    Nghỉ ngơi đầy đủ và giữ cho tinh thần thoải mái là liều thuốc giúp mẹ sau sinh có nhiều sữa. Điều này đi liền với việc mẹ cần phải có nhiều thời gian để ngủ nghỉ, được hỗ trợ chăm em bé từ người thân của mình.Ngoài ra, khi cho bé bú thì mẹ hãy nghĩ đến những điều vui vẻ vì việc tiêu cực cũng sẽ được truyền qua cho nguồn sữa của bé, ảnh hưởng tới tinh thần của con.

    Sử dụng máy hút sữa giúp kích thích tuyến sữa
    Sử dụng máy hút sữa để giúp kích thích sự sản sinh sữa cũng là cách để giúp sữa về đều hơn mà các mẹ nên áp dụng. Tuy nhiên với cách làm này bạn cần thực sự kiên trì với thời gian hút sữa đều đặn. Tốt nhất mẹ nên hút khoảng 15 – 20 phút mỗi lần và thực hiện khoảng 3 lần/ngày. Hãy chọn các loại máy hút sữa nhẹ và êm để tránh gây tổn thương cho vú bạn nhé.
    Xem thêm: sắt và canxi chela có tốt không


    Lượng sữa tiết ra ở mỗi người là khác nhau, người dồi dào trẻ bú không hết cần phải vắt sữa trữ đông, người sữa ít không đủ cho con bú. Do đó, nếu như xuất hiện các dấu hiệu mẹ ít sữa thì chị em cần phải sớm có phương pháp để thay đổi chế độ ăn và nghỉ ngơi, đồng thời điều trị những bệnh liên quan đến tuyến vú để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa và quá trình tạo sữa.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này