Sử dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất tại Ninh Thuận Hệ thống tưới tiêu sử dụng năng lượng mặt trời của nhiều hộ dân xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã mang lại hiệu quả cao cho những cánh đồng mía khi chưa có điện lưới quốc gia máy biến tần giá rẻ. Phù hợp với khí hậu địa phương Ninh Thuận là vùng đất “thừa nắng, dư gió,” nhưng hiện chưa có các công trình điện gió, điện mặt trời quy mô lớn. Vì vậy, sử dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất, sinh hoạt đã giúp nhiều hộ dân nơi đây tiết kiệm được chi phí, đặc biệt là vùng chuyên canh mía lớn nhất Ninh Thuận tại xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn. Do thời tiết khô hạn quanh năm, nguồn nước lại cách xa khu dân cư, mỗi vụ mía người dân phải bỏ ra chi phí khá lớn để mua dầu chạy máy bơm nước vào ruộng. Ông Lê Đình Chiến, thôn Triệu Phong 1, xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn cho biết: “Gia đình tôi hiện có 8 triệu hecta đất trồng mía. Mỗi vụ, chúng tôi phải chi hơn 30 triệu đồng mua dầu chạy máy bơm nước. Tuy tốn kém, nhưng mía vẫn không được tưới thường xuyên nên thiếu nước, dẫn đến năng suất thấp, lượng đường cũng giảm, nhất là tiêu hao rất nhiều sức lao động”. Hệ thống tưới tiêu bằng năng lượng mặt trời của gia đình ông Lê Đình Chiến, xã Quảng Sơn. Sử dụng năng lượng mặt trời vào việc bơm nước phục vụ trồng mía lần đầu tiên được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã giúp người nông dân tháo gỡ được khó khăn tồn tại từ bao đời nay. Ông Trần Văn Hoàng, một trong những hộ chuyên canh mía đầu tiên ở xã Quảng Sơn đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống máy bơm nước sử dụng điện từ năng lượng mặt trời, cho biết: “Công nghệ này đã biến đổi nhiệt năng từ mặt trời thành điện năng, thông qua hệ thống kết nối được lắp đặt như pin, bộ sạc, bộ ắc quy. Khi có điện, tôi gắn vào mô tơ phun nước tưới cho cây mía. Tỉnh Ninh Thuận có đến 9 tháng nắng/năm, nên mô hình sử dụng năng lượng mặt trời để bơm nước là phù hợp. Công nghệ này đã giúp người dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường”. Hiệu quả cao Công nghệ tưới tiêu sử dụng năng lượng mặt trời được ứng dụng tại xã Quảng Sơn từ năm 2013, nhưng thời gian đầu, rất ít hộ nông dân hưởng ứng do đầu tư lớn. Ông Trần Văn Hoàng chia sẻ: “Tổng kinh phí cho cả hệ thống khoảng 70 triệu đồng – đây là số tiền không phải hộ dân nào cũng có được. Gia đình tôi được Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) hỗ trợ 50%, còn lại Công ty CP Mía đường Phan Rang cho vay không lãi. Khi quyết định đầu tư, tôi tìm hiểu và được biết tuổi thọ của mô hình này khá lớn, khoảng 15 năm. Lắp đặt một hệ thống tưới tiêu sử dụng năng lượng mặt trời tưới được khoảng 8 – 10 ha mía nên gia đình đã mạnh dạn đầu tư”. Hàng xóm của ông Hoàng, chị Bùi Bích Thủy cũng cho biết, lúc đầu chị còn phân vân vì đầu tư lớn. Tuy nhiên, thấy bà con xung quanh sử dụng hiệu quả nên chị cũng mạnh dạn lắp đặt. “Hệ thống năng lượng mặt trời rất tiện lợi. Khoảng 8 giờ, khi nắng lên là hệ thống bắt đầu hoạt động. Từ khi lắp đặt hệ thống bơm nước này, gia đình tôi không tốn tiền mua dầu. Chỉ sau 2 vụ mía, tôi có thể trả hết tiền đầu tư. Đặc biệt, do được tưới thường xuyên nên tỷ lệ đường trong cây mía cũng cao hơn, cho giá trị kinh tế cao”, chị Thủy chia sẻ. Không chỉ bơm nước, hệ thống năng lượng mặt trời còn cung cấp điện chiếu sáng cho các rẫy mía. Ngoài ra, một số hộ còn tận dụng năng lượng mặt trời để chạy máy cắt cỏ cho đàn bò của gia đình. Đánh giá cao hiệu quả của mô hình này, ông Lê Văn Thìn, cán bộ Công ty CP Mía đường Phan Rang cho biết, đã có trên 20 hộ chuyên canh mía ở xã Quảng Sơn lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời để canh tác. Sắp tới, Công ty tiếp tục khuyến khích bà con vay vốn lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời theo phương thức trả dần trong 5 năm, không tính lãi.