Linh tinh So sánh LCL và FCL - Nên chọn hình thức nào để vận chuyển

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi golvnn, 6/10/23.

  1. golvnn

    golvnn Member

    Tham gia ngày:
    9/7/23
    Bài viết:
    81
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    So sánh LCL và FCL - Nên chọn hình thức nào để vận chuyển

    Hàng FCL và LCL là thuật ngữ quen thuộc với các công ty xuất nhập khẩu và các chuyên gia. Tuy nhiên, đối với nhiều người, đặc biệt là người mới bắt đầu còn bỡ ngỡ về hai loại hàng hóa này, do vậy hãy cùng tìm hiểu và so sánh hai phương thức vận chuyển trên trong bài viết dưới đây!

    1. LCL là gì?
    LCL là gì? Dưới đây hãy cùng xem ý nghĩa của LCL và trách nhiệm của các bên trong quy trình vận chuyển hàng LCL là gì nhé!

    1.1 Hàng LCL là gì?
    Đầu tiên bạn cần hiểu đây là thuật ngữ dùng trong hình thức vận tải đường biển.

    LCL là từ viết tắt của LESS THAN CONTAINER LOAD và được áp dụng khi chủ hàng không đủ số lượng đóng cả container. LCL được định nghĩa là một lô hàng không đủ hiệu quả để lấp đầy container vận chuyển. Một container đó có thể được hãng tàu, hãng vận chuyển gom, xếp chung tại Kho chuyên dụng CFS (Container Freight Station) để kết hợp với các chuyến hàng khác có cùng điểm đến.

    Vì vậy, khi xuất nhập khẩu, nếu hàng hóa không đủ lấp đầy một container, chủ hàng có thể lựa chọn giải pháp vận chuyển hàng lẻ LCL để tối ưu hóa chi phí vận chuyển.

    1.2 Hàng Consolidation là gì?
    Tại điểm này, công ty dịch vụ gom hàng, phân loại, phân loại và đóng container nhiều lô hàng LCL để vận chuyển từ cảng xếp hàng đến cảng đích. Những người đóng hàng chung như vậy được gọi là người gom hàng hoặc consolidator.

    Nhiệm vụ chính của những consolidator là tìm hàng thật nhiều trên các tuyến đường dịch vụ mà họ cung cấp để làm đầy container nhanh. Từ đó tiến hành việc vận chuyển nhanh với chi phí thấp. Sau khi các lô hàng đủ số lượng cần ghép đã sẵn sàng, chúng được tập kết tại kho CFS (Trạm vận chuyển container), đóng gói trong container và sắp xếp để vận chuyển đến cảng đích. Tại cảng đích, đại diện của các consolidator sẽ dỡ các container, tách từng lô hàng và giao cho khách hàng thích hợp.

    1.3 Trách nhiệm của các bên đối với hàng LCL
    Người gửi hàng phải thực hiện việc vận chuyển hàng hóa đến kho vận chuyển và đóng gói. Trong quá trình vận chuyển này, người gửi hàng có thể liên hệ và sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa của đơn vị uy tín để thuận tiện cho việc đưa hàng về kho.

    Bên cạnh đó, người gửi hàng phải chuẩn bị đầy đủ các chứng từ vận chuyển cần thiết như giấy giới thiệu, packing list, VGM… để gửi cho người gửi hàng làm thủ tục chuyển hàng về kho.

    Còn đối với bên nhận hàng: người nhận hàng lẻ LCL còn phải chuẩn bị các giấy tờ xuất nhập khẩu quan trọng khác như giấy phép nhập khẩu, vận đơn (do người gom hàng/ consolidator/ nhà vận chuyển cấp. Vận đơn được shipper gửi cho consignee thông qua nhà vận chuyển để lấy hàng) và thủ tục hải quan cho lô hàng.

    Lưu ý: Trên thực tế, các lô hàng số lẻ trong cùng một container không phải lúc nào cũng được chuyển đến một địa điểm (cảng) cụ thể. Nó có thể được dỡ xuống và xếp vào các container khác trước khi tiếp tục hành trình đến cảng đích.

    2. FCL là gì? Hàng FCL là gì?
    Ở trên, chúng tôi đã giới thiệu về LCL. Còn đối với FCL thì mang ý nghĩa gì? Các bên có trách nhiệm như thế nào đối với hình thức vận chuyển này?

    2.1 Hàng FCL là gì?
    FCL là viết tắt của FULL CONTAINER LOAD, có nghĩa là người gửi hàng sẽ đóng hàng nguyên container từ bên xuất khẩu và người nhận hàng sẽ dỡ hàng từ container này tại bên nhập khẩu. Hình thức này được sử dụng khi vận chuyển đối với hàng có cùng một chủ sở hữu và hàng là cùng một loại sản phẩm.

    2.2 Trách nhiệm của các bên đối với hàng FCL
    • Trách nhiệm của chủ hàng: Chủ hàng chủ động liên hệ với đơn vị vận tải để thuê dịch vụ FCL và một hoặc nhiều container rỗng. Hàng hóa được đóng gói và xếp cẩn thận vào container. Trước khi quá trình vận chuyển bắt đầu, container được niêm phong cẩn thận để đảm bảo an toàn cho hàng hóa của bạn.

    • Trách nhiệm của khách sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng: Đơn vị hoặc người sử dụng dịch vụ FCL phải trả cước phí và các chi phí khác để làm thủ tục hải quan như nghiệp vụ khai báo hải quan điện tử, chi phí xếp dỡ, phụ phí xăng dầu.

    • Trách nhiệm của công ty giao nhận: Bộ phận vận chuyển có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến đúng địa chỉ quy định, không bị tháo dỡ trong quá trình vận chuyển, không bị thất lạc, mất an toàn hàng hóa. Đồng thời bộ phận vận chuyển chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, bảo quản hàng hóa trong kho, thuê hoặc dỡ container lên tàu, dỡ hàng tại cảng đích, thanh toán các chi phí cuối cùng cho các dịch vụ trên.
    Đối với những chủ hàng có số lượng hàng hóa nhỏ, không yêu cầu giao hàng nhanh thì phương thức gom hàng LCL giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí so với hình thức vận chuyển bằng đường hàng không hoặc hàng nguyên container.

    Tuy nhiên, theo đặc thù của hàng hóa, để tránh rủi ro dễ hư hỏng, nhiễm bẩn, mất mát… do đóng nhiều loại hàng hóa trong một container, chủ hàng nên đóng gói cẩn thận theo quy định của kiện hàng, ký hiệu vận chuyển ký hiệu phải được dán riêng rõ ràng, ghi trên hóa đơn.

    Kết luận
    Như vậy, trong bài viết trên, GOL đã cung cấp tới các bạn đọc thông tin về hai hình thức vận chuyển hàng hóa là LCL và FCL. Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn đã có được những thông tin cần thiết để lựa chọn được hình thức vận chuyển phù hợp nhé!

    Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp phần mềm khai báo hải quan điện tử giúp cho các nhà xuất nhập khẩu hàng hóa đơn giản hoa quy trình xuất nhập khẩu của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc được tư vấn rõ hơn về phần mềm CDS cũng như các dịch vụ Logistic khác, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0909898588 để được hỗ trợ!
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này