Nịt bụng là một trong những cách giúp mẹ sau sinh cải thiện vóc dáng nói chung và vòng 2 nói riêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sau sinh mổ bao lâu thì nịt bụng và thực hiện như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Sinh mổ sau bao lâu được nịt bụng? Thời điểm bắt đầu nịt bụng sau sinh mổ quá sớm không chỉ làm ảnh hưởng đến tốc độ liền sẹo của vết mổ mà còn khiến sản phụ bị tức ngực, khó thở khi nịt bụng. Thời điểm nịt bụng sau sinh mổ còn ảnh hưởng tới tốc độ giảm mỡ bụng, phục hồi vóc dáng sau sinh của sản phụ. Do đó, cũng không thể nịt bụng quá muộn khiến cơ thể sản phụ chậm thon gọn trở lại. Thông thường vết mổ sẽ lành sau sinh khoảng 6 tuần. Thời điểm này cơ thể mẹ sinh mổ cũng đã hồi phục được khoảng 80%. Lúc này, mẹ đã có thể bắt đầu nịt bụng với thời gian ngắn mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy cơ địa của từng mẹ bầu mà có sự phục hồi tại vết mổ khác nhau. Do đó sản phụ cần quan sát kỹ vết mổ và khả năng phục hồi sau sinh để lựa chọn chính xác thời điểm bắt đầu có thể nịt bụng. Nếu vết mổ tại thời điểm 6 tuần vẫn chưa lành hẳn, mẹ nên lùi thời điểm nịt bụng đến khoảng 2 tháng sau sinh. Cách nịt bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu quả nhất Nịt bụng đúng sau sinh mổ sẽ giúp mẹ nhanh chóng lấy lại đường cong thời con gái. Vì thế để phương pháp này phát huy hiệu quả tối ưu, chị em nên lưu ý: Sau sinh mổ 6-8 tuần, chỉ nên nịt bụng mỗi ngày 1 giờ Sau sinh mổ 12 tuần, chỉ nên nịt bụng mỗi ngày 2 giờ Từ tháng thứ 6 sau sinh mổ, có thể nịt bụng mỗi ngày 4 – 6 giờ Tuyệt đối không nịt bụng khi vết mổ chưa bình phục hẳn, nịt bụng quá sớm có thể khiến vết mổ bị đứt chỉ, nhiễm trùng, hoại tử,… Không nịt bụng ngay sau khi ăn xong để tránh ảnh hưởng đến dạ dày và khả năng tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,… Chọn loại nịt bụng có kích thước phù hợp, không nên nịt bụng quá chật sẽ khiến cơ thể khó chịu, ảnh hưởng đến cột sống và xương chậu. Thường xuyên giặt, làm sạch đai nịt bụng. Không nịt bụng trong lúc ngủ. Kiên trì nịt bụng đều đặn mới mang lại kết quả giảm mỡ, lấy lại vóc dáng thon gọn cho mẹ sau sinh. Không nịt bụng cả ngày và nịt bụng liên tục trong một thời gian dài sẽ khiến xương sườn và nội tạng bị ảnh hưởng. Cần tập thể dục với mức độ và cường độ phù hợp với sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp nịt bụng để có kết quả giảm mỡ bụng, có vóc dáng thon gọn nhanh chóng, đảm bảo sức khỏe. Dù muốn nịt bụng giảm cân, nhưng mẹ vẫn cần duy trì một chế độ ăn khoa học và đủ chất. Điều này giúp mẹ bổ sung đủ dinh dưỡng sau sinh, phục hồi sau sinh tốt hơn và phòng ngừa những biến chứng hậu sản. Mẹ nhớ kết hợp các món ăn hàng ngày với việc sử dụng viên sắt, canxi cho mẹ sau sinh nhé. Dù sử dụng các sản phẩm dạng viên uống hay canxi nước cho bà bầu mẹ đều nên chú ý yếu tố hàng chính hãng, uy tín, hàm lượng hợp lý để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Vừa rồi là những thông tin hữu ích giúp giải đáp thắc mắc sinh mổ bao lâu thì được nịt bụng cùng những vấn đề liên quan. Khi thực hiện phương pháp này các chị em cũng cần lưu ý việc giảm mỡ bụng là cả một quá trình lâu dài và bắt buộc bạn phải kết hợp chế độ ăn uống ít chất béo và vận động hợp lý.