Linh tinh Sâu răng nên nhổ hay trám?

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Reviewnhakhoa231, 15/12/23.

  1. Reviewnhakhoa231

    Reviewnhakhoa231 Member

    Tham gia ngày:
    27/5/23
    Bài viết:
    526
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Bị sâu răng nên nhổ hay trám là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Được biết, tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh, mức độ tổn thương răng và một số yếu tố đi kèm, bác sĩ sẽ xem xét trám bít hố rãnh hoặc nhổ bỏ răng trong trường hợp cần thiết.

    Bị sâu răng nên nhổ hay trám?
    Sâu răng là bệnh nhiễm khuẩn răng thường gặp. Khởi nguồn của bệnh lý này là do sự tích tụ của mảng bám và vôi răng. Đây là môi trường thuận lợi để hại khuẩn phát triển quá mức và sản sinh ra các axit có khả năng hòa tan mô cứng của men răng và ngà răng.

    Quá trình hủy khoáng do vi khuẩn gây ra không có khả năng hoàn nguyên. Theo thời gian, lỗ sâu tiến triển nặng hơn gây hư hại cấu trúc răng, răng đau nhức, ê buốt và thậm chí là mất hoàn toàn phần thân răng chỉ còn lại phần cổ chân. Ngoài những ảnh hưởng đối với sức khỏe răng miệng, sâu răng để lâu năm còn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nội khoa như cao huyết áp, tiểu đường,…

    “Sâu răng nên nhổ hay trám?” là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Được biết, trám bít hố rãnh và nhổ răng là hai phương pháp được áp dụng để điều trị sâu răng. Trong từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc về giai đoạn của bệnh và mức độ tổn thương răng để chỉ định phương pháp phù hợp nhất.

    Vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ Răng hàm mặt để được thăm khám và tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
    Xem thêm: nha khoa shinbi

    1. Các trường hợp nên trám răng
    Trám răng là phương pháp sử dụng vật liệu nhân tạo trám bít vào các lỗ sâu lởm chởm trên răng. Đây là phương pháp được ưu tiên trong điều trị sâu răng vì có thể ngăn ngừa sâu răng tiến triển và bảo tồn răng hiệu quả. Tuy nhiên, trám răng chỉ được thực hiện khi cấu trúc chưa bị hư hại nhiều.
    Các trường hợp sâu răng được chỉ định trám răng:

    Sâu men (giai đoạn đầu của bệnh sâu răng): Men răng là phần ngoài cùng của răng có kết cấu cứng chắc và hoàn toàn không có mạch máu, dây thần kinh. Do đó, sâu men thường không gây ra triệu chứng mà chỉ biểu hiện qua các đốm nâu, đen trên bề mặt. Trong trường hợp này, trám răng được thực hiện để bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng tiến triển.
    Sâu ngà (vi khuẩn đã tấn công vào phần ngà răng): Ngà răng là phần bên trong men răng có khả năng dẫn truyền cảm giác. Sâu ngà thường gây đau nhức, ê buốt răng. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ nạo bỏ phần ngà bị sâu, sát khuẩn và trám bít bằng vật liệu nhân tạo. Trám răng trong giai đoạn sâu ngà giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, bảo tồn răng và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang tủy.
    Sâu răng ăn vào tủy: Trường hợp này cũng được chỉ định trám bít. Tuy nhiên trước khi trám, bác sĩ sẽ lấy phần tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử và sát trùng trước khi trám bít bằng vật liệu nhân tạo.
    Trước khi trám bít, phần men và ngà răng bị sâu sẽ được nạo bỏ. Kế tiếp, bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn trước khi trám bít hố rãnh. Với những trường hợp sâu răng tái phát nhiều, bác sĩ có thể chỉ định trám kẽ và mặt răng để dự phòng bệnh tái phát.

    2. Những trường hợp nên nhổ răng
    Nhổ răng là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả. Nhổ bỏ răng đồng nghĩa với việc răng mất hoàn toàn chức năng sinh lý và thẩm mỹ. Chính vì vậy, phương pháp được chỉ được xem xét khi:

    Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng
    Sâu răng gây viêm tủy răng tiến triển nặng gây áp xe và hư hại chân răng nghiêm trọng
    Phần lớn thân răng đã bị hư hại, không còn có khả năng hồi phục
    Sâu răng xảy ra ở răng khôn được chỉ định nhổ bỏ khi răng mọc ngầm, mọc lệch, chen chúc, lệch lạc,…
    Sau khi nhổ bỏ răng (trừ răng khôn), bạn cần phải can thiệp các phương pháp phục hình răng để phòng ngừa tình trạng tiêu xương hàm. Tiêu xương hàm ảnh hưởng đến các răng lân cận, gây sai lệch khớp cắn và mất răng hàng loạt.
    Một số lưu ý khi bị sâu răng
    Sâu răng là bệnh nha khoa rất phổ biến ở trẻ em và người lớn. Nếu không điều trị sớm, sâu răng có thể tiến triển nặng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy khi mắc gặp phải tình trạng này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
    Nên thăm khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh sâu răng như men răng đổi màu, bề mặt răng xuất hiện các lỗ sâu lởm chởm,… Nếu thăm khám sớm, tình trạng sâu răng sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi trám và sử dụng một số loại thuốc.
    Cần chú ý vệ sinh răng miệng khi bị sâu răng. Thói quen vệ sinh kém có thể khiến lỗ sâu tiến triển nhanh hơn gây hư hại ngà răng và tủy răng. Để đảm bảo răng miệng được làm sạch hoàn toàn, nên chải răng 2 – 3 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
    Sâu răng có thể gây ê buốt và đau nhức khi ăn uống. Vì vậy trong thời gian điều trị, bạn nên hạn chế dùng thức ăn cứng, khô, khó nhai nuốt, món ăn chứa nhiều gia vị. Bên cạnh đó, nên hạn chế dùng thực phẩm, thức uống nhiều đường và rượu bia.
    Sử dụng thêm nước súc miệng chứa thành phần diệt khuẩn và fluor để tái khoáng men răng. Đồng thời tiêu diệt vi khuẩn có hại và ngăn chặn sâu răng tiến triển nặng.
    Người có hệ miễn dịch kém (phụ nữ mang thai, tiểu đường, suy nhược cơ thể,…) dễ bị sâu răng và sâu răng có xu hướng dễ tái phát hơn bình thường. Để kiểm soát bệnh, cần kết hợp giữa điều trị và phòng ngừa. Bên cạnh đó, nên điều chỉnh lối sống để nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường thể trạng.
    Trên đây là những thông tin giải đáp “Sâu răng nên nhổ hay trám?” và một số vấn đề cần lưu ý khi bị sâu răng. Nếu nghi ngờ mắc bệnh lý này, bạn nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Tình trạng chủ quan có thể khiến răng bị hư hại nhiều dẫn đến mất răng và thậm chí gây tổn thương các răng lân cận.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này