“Sâu răng nặng, lỗ to có trám được không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi trám răng là một trong những thủ thuật nha khoa giúp ngăn ngừa lỗ sâu lan rộng, bảo vệ răng lâu dài. Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, sâu răng nặng lỗ to có trám được không còn tùy thuộc vào vị trí, mức độ và một số yếu tố khác. Sâu răng nặng, lỗ to là như thế nào? Sâu răng là một trong những bệnh lý nha khoa phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Thuật ngữ chỉ tình trạng răng bị nhiễm khuẩn, đặc trưng bởi quá trình khử khoáng gây tiêu dần những chất vô cơ, hữu cơ ở men răng, ngà răng và gây ra những lỗ sâu có màu nâu, đen. Tình trạng hủy khoáng do bệnh lý gây ra không có khả năng phục hồi hoàn toàn nhưng có thể cải thiện với các phương pháp khác nhau. Sâu răng nặng, lỗ to là tình trạng sâu răng lâu ngày không được kiểm soát và chăm sóc đúng cách. Hệ quả là vi khuẩn viêm nhiễm trong khoang miệng lan rộng, ăn mòn men răng và ngà răng, từ đó gây ra những lỗ sấu có kích thước lớn. Đa số những trường hợp sâu răng nặng, lỗ to thường xuất hiện ở răng hàm. Bởi vị trí các răng cối thường ở sâu bên trong, khó vệ sinh sạch. Do đó, những lỗ sâu răng nhỏ khi hình thành sẽ rất khó nhận biết và quan sát bằng mắt thường do không có những biểu hiện đặc trưng. Đến khi bệnh lý tiến triển nặng nề, kèm theo cơn đau nhức, răng bị ê buốt thì những lỗ sâu răng đã phát triển với kích thước lớn. Những lỗ sâu răng to không chỉ tác động trực tiếp chức năng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy hiểm đối với sức khỏe như: Những cơn đau nhức có thể gây tổn thương đến dây thần kinh Tình trạng viêm nhiễm nặng có thể gây chết tủy răng Sâu răng ở mức độ nặng, lỗ to có thể dẫn đến nhiễm trùng khoang miệng Răng bị gãy, dễ vỡ Xem thêm: nha khoa việt pháp Sâu răng nặng, lỗ to có trám được không? Trám răng là một trong những thủ thuật nha khoa giúp phục hồi chức năng, hình dáng của răng bị hư hỏng, răng bị mẻ, vỡ,… với các vật liệu nhân tạo. Thông thường, những vật liệu sử dụng trong trám răng từ nhựa Composite, hợp chất kim loại,… Phương pháp nha khoa này thường được chỉ định với những trường hợp bị sâu răng ở mức độ nhẹ, lỗ sâu nhỏ hoặc mới bị sâu. Để thực hiện, bác sĩ nha khoa sẽ dùng dụng cụ nha khoa nạo sạch phần mô răng bị sâu và vệ sinh sạch. Kế đến dùng vật liệu trám răng để lấp đầy khoang răng bị sâu. Cuối cùng dùng đèn chiếu đông cứng lại. Tuy nhiên, thực tế nhận thấy, miếng trám dùng trám răng có độ bền trong vài năm và có xu hướng bị bong tróc. Bên cạnh đó, miếng trám sẽ dễ bám màu thực phẩm nên sẽ tạo sự chênh lệch giữa màu răng tự nhiên và miếng trám, gây mất thẩm mỹ. Về vấn đề “Sâu răng nặng, lỗ to có trám được không?” các chuyên gia đầu ngành nhận định sau: Tình trạng sâu răng ở mức độ nặng, lỗ to vẫn có thể trám răng nhưng đây không phải là giải pháp tối ưu và độ bền thường không cao. Nguyên do là những lỗ sâu răng to có diện tích cần hàn sẽ lớn hơn, do đó khả năng bám dính của vật liệu trám sẽ suy giảm. Bên cạnh đó, khi chịu lực ăn nhai tác động trong thời gian dài có thể gây bong bật. Với những tình trạng bị sâu răng ở mức độ năng, lỗ sâu lớn, bác sĩ nha khoa thường tư vấn tự hiện các thủ thuật nha khoa khác như dán veneer, bọc răng sứ, kỹ thuật hàn răng Inlay/Onlay. Trong trường hợp bị sâu răng nặng, các biện pháp phục hồi không thể đáp ứng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng sâu. Quy trình trám răng sâu nặng, lỗ to Dưới đây là quy trình trám răng áp dụng với những trường hợp bị sâu răng có lỗ to có thể đáp ứng phương pháp nha khoa này: Thăm khám tổng quát và tư vấn Với những trường hợp bị sâu răng nặng, lỗ to, bác sĩ nha khoa cần tiến hành chụp X-Quang nhằm quan sát cụ thể tình trạng lỗ sâu và tủy răng. Nếu vùng tủy răng không bị ảnh hưởng, sẽ tư vấn bạn kỹ thuật và vật liệu hàn trám răng. Tuy nhiên, trong trường hợp tủy răng bị viêm, hư hại. Lúc này người bệnh cần tiến hành điều trị tủy trước khi thực hiện trám răng. Vệ sinh và gây tê Kế đến bác sĩ nha khoa sẽ làm sạch toàn bộ khoang miệng và dùng thiết bị cách ly đặt ở mô nướu. Do sâu răng nặng, lỗ to nên tỷ lệ mô răng và vi khuẩn cần loại bỏ khá nhiều. Do đó, bác sĩ cần tiến hành gây tê cho người bệnh. Điều trị và loại bỏ sâu răng Sau khi vệ sinh và gây tê, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ nha khoa để làm sạch, loại bỏ những mô răng bị sâu. Căn cứ vào mức độ sâu và viêm nhiễm mà thời gian điều trị của mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Trám vật liệu lên răng Sau khi loại bỏ những mô răng bị sâu, viêm nhiễm, đảm bảo răng đã được loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn. Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành trám răng. Với kỹ thuật trám răng trực tiếp với Amalgam, Composite,… bác sĩ dùng vật liệu tại khu vực cần trám. Kế đến tạo tình và căn chỉnh khớp cắn, cuối cùng chiếu đèn đông cứng. Đối với kỹ thuật hàn răng gián tiếp (Inlay/Onlay), bác sĩ nha khoa cần tiến hành lấy mẫu răng của bạn trước. Kế đến tạo hình miếng trám phù hợp và gắn vào cho khách hành. Phương pháp hàn răng gián tiếp (Inlay/Onlay) chỉ cần 2 – 3 ngày sẽ hoàn tất. Tinh chỉnh lần cuối và hoàn thành Sau khi hàn trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành đánh bóng bề mặt miếng trám. Điều này sẽ giúp nâng cao độ bền của miếng trám răng cũng như hạn chế tình trạm cộm, khó chịu cho khách hàng. Sau khi được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau khi trám răng sâu thì bạn có thể ra về. Biện pháp phòng ngừa sâu răng nặng, lỗ to hiệu quả Sâu răng nặng, lỗ to chính là hệ quả của bệnh sâu răng không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Hầu hết các trường hợp bị sâu răng chỉ được biểu hiện rõ khi lỗ sâu răng tiến triển lớn, điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị, cụ thể là áp dụng phương pháp trám răng. Để hạn chế tình trạng sâu răng cũng như ngăn ngừa sâu răng nặng, lỗ lớn, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa như: Chải răng đều đặn mỗi ngày từ 2 – 3 lần sau bữa ăn và trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Thói quen này sẽ giúp loại bỏ các mảng bám và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ các mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng. Đồng thời kết hợp sử dụng dung dịch sát khuẩn súc miệng để loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng hoàn toàn, phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Bổ sung canxi và fluor giúp tăng độ chắc khỏe của men răng. Từ đó giúp răng được khỏe mạnh, hạn chế tình trạng ê buốt răng và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Cần giảm lượng đường, tinh bột và những thực phẩm chứa nhiều axit như nước ngọt có gas, bia rượu, bánh kẹo, thực phẩm có vị chua,… Không dùng răng xé hoặc cắn những vật có kết cấu cứng. Thói quen này có thể gây tổn thương men răng và có thể tác động đến miếng trám gây bong tróc. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn xâm nhập đến ngà răng và gây sâu răng. Tiến hành thăm khám răng miệng định kỳ và cạo vôi răng đều đặn từ 1 – 2 lần/ năm giúp loại bỏ các mảng bám, hạn chế vi khuẩn gây viêm nhiễm dẫn đến sâu răng và những bệnh lý nha khoa khác. Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Sâu răng nặng, lỗ to có trám được không?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, tình trạng sâu răng nặng, lỗ to thường sẽ trám răng được nhưng đây không được xem là giải pháp tối ưu. Để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn, bạn cần đến bệnh viện để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.