Linh tinh Răng vĩnh viễn bị sâu nên xử lý thế nào hiệu quả?

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Quanghieufinance2301, 11/12/23.

  1. Quanghieufinance2301

    Quanghieufinance2301 Member

    Tham gia ngày:
    19/5/23
    Bài viết:
    516
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Răng vĩnh viễn bị sâu có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Mặc dù là bệnh nha khoa thường gặp nhưng sâu răng không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra nhiều phiền toái khi ăn uống, sinh hoạt và làm tăng nguy cơ mất răng.

    Răng vĩnh viễn bị sâu và dấu hiệu nhận biết
    Răng vĩnh viễn là những chiếc răng được thay thế cho răng sữa trong giai đoạn từ 6 – 11 tuổi và tồn tại cho đến khi già. Tương tự như răng sữa, răng vĩnh viễn có chức năng thẩm mỹ, ăn nhai và hỗ trợ phát âm trong quá trình giao tiếp. Răng vĩnh viễn có kết cấu cứng chắc, chân răng dài và kích thước thường lớn hơn so với răng sữa.

    Răng vĩnh viễn bị sâu là vấn đề nha khoa có thể gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành. Sâu răng là một dạng nhiễm khuẩn của răng, đặc trưng bởi tình trạng mất các mô cứng ở men răng và ngà răng gây ra bởi quá trình hủy khoáng do vi khuẩn Streptococcus mutans. Quá trình hủy khoáng diễn ra âm thầm, không có triệu chứng nhưng tiến triển dai dẳng theo thời gian.

    Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, lỗ sâu có thể tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến chức năng nhai và sức khỏe răng miệng. Khác với răng sữa, răng vĩnh viễn tồn tại lâu dài cho đến khi già. Tình trạng sâu răng không được điều trị sớm có thể khiến răng hư hại nặng và buộc phải nhổ bỏ.
    Để hạn chế những ảnh hưởng và biến chứng nặng nề, bạn nên thăm khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu sau:

    Ở giai đoạn đầu (sâu men), sâu răng vĩnh viễn hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên nếu chú ý, bạn sẽ nhận thấy men răng xuất hiện các vết màu trắng đục, sau đó chuyển thành các đốm có màu đen và nâu ở rãnh, kẽ, mặt nhai
    Sau một thời gian, sâu răng sẽ phát triển sang giai đoạn sâu ngà. Ở giai đoạn này, bề mặt răng sẽ xuất hiện các lỗ sâu nhỏ và tăng dần kích thước theo thời gian.
    Trong giai đoạn sâu ngà, răng bắt đầu xuất hiện triệu chứng ê buốt, đau nhức, răng nhạy cảm – nhất là khi dùng thức ăn cay nóng, chua, món ăn nóng và lạnh
    Mức độ đau tăng lên khi ăn uống và giảm khi không có các yếu tố kích thích
    Đôi khi xuất hiện mủ quanh chân răng kèm theo hôi miệng
    Các triệu chứng của bệnh sâu răng tương đối mờ nhạt ở giai đoạn đầu. Do đó, đa phần các trường hợp đều chỉ phát hiện bệnh ở giai đoạn sâu răng đã tiến triển và phá hủy ngà răng.
    Xem thêm: nha khoa phạm dương có tốt không

    Nguyên nhân gây sâu răng vĩnh viễn
    Sâu răng vĩnh viễn là bệnh lý nha khoa thường gặp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, trong đó bắt buộc phải có 3 yếu tố chính là vi khuẩn Streptococcus mutans, thời gian và mảng bám (vôi răng).

    1. Cơ chế gây bệnh
    Sâu răng là vấn đề nha khoa có tiến triển chậm, xảy ra một cách từ từ. Cơ chế gây bệnh luôn có sự tham gia của vi khuẩn và sự tích tụ mảng bám, cao răng. Khi vệ sinh răng miệng kém, thức ăn thừa sẽ bám vào kẽ và chân răng tạo thành vôi răng – môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
    2. Nguyên nhân & yếu tố nguy cơ
    Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn bị sâu. Trong đó, các nguyên nhân và yếu tố thường gặp nhất bao gồm:
    Vệ sinh răng miệng kém
    Hình thái, vị trí và đặc điểm của răng (các răng ở cuối cung hàm, mặt nhai lớn và nhiều rãnh kẽ thường có nguy cơ sâu răng cao hơn răng nanh và răng tiền hàm)
    Thói quen sử dụng thức ăn, đồ uống chứa đường
    Răng mọc lệch lạc, khấp khểnh thường có nguy cơ sâu răng cao hơn
    Thiếu fluor, canxi và các khoáng chất cần thiết khác
    Răng vĩnh viễn bị sâu có nguy hiểm không?
    Răng vĩnh viễn bị sâu là bệnh lý nha khoa thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Răng vĩnh viễn là những chiếc răng sẽ tồn tại suốt đời và không mọc lại khi bị gãy, rụng. Chính vì vậy, cần phải có sự chủ động trong việc thăm khám và điều trị để bảo tồn răng.

    Sâu răng là bệnh nha khoa có tiến triển chậm và âm thầm. Do đó nếu điều trị sớm, quá trình hủy khoáng do vi khuẩn Streptococcus mutans sẽ được kiểm soát hoàn toàn. Ngược lại, tình trạng lơ là, chủ quan sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh, phá hủy toàn bộ mô cứng của men răng và ngà răng.

    Sâu răng vĩnh viễn thường phát triển chậm hơn so với răng sữa. Tuy nhiên nếu không can thiệp sớm, lỗ sâu có thể tiến triển nặng dần dẫn đến nhiều biến chứng và ảnh hưởng như:

    Viêm tủy răng
    Áp xe răng
    Mất răng vĩnh viễn
    Biến chứng khác
    Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
    Răng vĩnh viễn bị sâu gây ra không ít ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, do tiến triển chậm và triệu chứng mờ nhạt nên bệnh lý này thường bị bỏ qua, ít được thăm khám và điều trị sớm. Phần lớn các trường hợp đều chỉ đến phòng khám khi sâu răng đã gây viêm tủy răng và nhiều biến chứng nặng nề khác.

    Các phương pháp điều trị răng vĩnh viễn bị sâu
    Sâu răng vĩnh viễn cần được điều trị sớm để bảo tồn răng và phòng ngừa các biến chứng, ảnh hưởng nặng nề. Tùy theo mức độ sâu răng, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định các biện pháp điều trị như:

    1. Liệu pháp fluor
    Fluor là khoáng chất quan trọng với sức khỏe răng miệng. Đối với những trường hợp sâu răng mới chớm, bề mặt chỉ xuất hiện các lỗ sâu li ti và những vết màu trắng đục, liệu pháp fluor có thể sửa chữa các sang thương sâu răng sớm và tăng cường sức khỏe men răng.
    2. Trám răng
    Trám răng là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị sâu răng nói chung và sâu răng vĩnh viễn nói riêng. Phương pháp này sử dụng vật liệu chuyên dụng như Amalgam, Composite,… để trám bít hố rãnh và lỗ sâu do sâu răng gây ra.
    3. Bọc răng sứ
    Bọc răng sứ được chỉ định trong trường hợp sâu răng nặng gây vỡ răng hoặc lỗ sâu đã phát triển lớn không thể phục hồi bằng trám bít. Bọc răng sứ sử dụng vật liệu sứ để chế tác thành mão răng tương ứng. Sau đó, tiến hành mài cùi răng thật và dùng mão răng đắp lên cùi răng.
    4. Nhổ răng
    Nhổ răng là giải pháp cuối cùng khi răng vĩnh viễn bị sâu nặng, thân răng hư hại nhiều và không có khả năng hồi phục. Nhổ bỏ răng khiến răng mất hoàn toàn các chức năng vốn có và có thể gây ra hiện tượng tiêu xương hàm. Vì vậy sau khi nhổ bỏ, cần cấy ghép Implant để hạn chế biến chứng và phục hồi chức năng ăn nhai, thẩm mỹ của răng.

    5. Các biện pháp chăm sóc
    Các biện pháp chăm sóc có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sâu răng tái phát hiệu quả. Vì vậy trong thời gian bị sâu răng vĩnh viễn, bạn nên kết hợp thêm với các biện pháp chăm sóc như:
    Chải răng 2 – 3 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, mảnh để làm sạch thức ăn và mảng bám. Ngoài ra, nên sử dụng thêm mặt chải lưỡi, chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
    Hạn chế thức ăn chứa đường để ngăn chặn sự phát triển của lỗ sâu. Carbohydrate trong đường là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và sản sinh axit. Lượng axit sản sinh càng nhiều thì tốc độ hủy khoáng càng diễn ra nhanh chóng. Chính vì vậy, nên hạn chế bánh kẹo, nước ngọt có gas, siro, mứt,… trong thời gian điều trị sâu răng vĩnh viễn.
    Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất như cá, trứng, sữa, các loại hải sản và rau xanh. Khoáng chất giúp tăng độ cứng chắc cho răng và làm chậm tiến triển của bệnh sâu răng đáng kể.
    Sâu răng có thể tiến triển nhanh hơn nếu bị khô miệng. Vì vậy, cần đảm bảo uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày.
    Hạn chế hút thuốc lá, sử dụng răng cắn, xé các vật cứng và nên tránh dùng các loại thực phẩm cứng, khô vì có thể gây tổn thương răng. Những thói quen này vô tình khiến răng bị hư hại và tạo điều kiện cho sâu răng tiến triển nặng nề hơn.
    Phòng ngừa sâu răng vĩnh viễn
    Răng vĩnh viễn bị sâu gây ra không ít phiền toái trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Vì vậy sau khi điều trị, cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
    Các biện pháp phòng ngừa răng vĩnh viễn bị sâu:

    Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng. Bên cạnh các biện pháp tại nhà như chải răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa, bạn nên đến phòng khám lấy cao răng định kỳ 1 – 2 lần/ năm.
    Thay đổi các thói quen ăn uống thiếu khoa học như dùng nhiều thực phẩm và thức uống chứa đường, dùng thức ăn khô, cứng, dai, lạm dụng rượu bia,… Ngoài ra, bạn nên tránh hút thuốc lá vì nicotin cùng với các chất độc hại trong khói thuốc có thể gây sâu răng, khô miệng, viêm nướu răng.
    Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 1 lần/ năm. Người bị tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch và phụ nữ đang mang thai nên đến phòng khám nha khoa 2 – 3 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng.
    Sử dụng các loại nước súc miệng và kem đánh răng chứa fluor để tăng cường men răng. Theo nghiên cứu, dùng định kỳ các sản phẩm chứa fluor 2 – 3 tháng/ lần có thể giảm nguy cơ sâu răng từ 20 – 40%.
    Răng vĩnh viễn bị sâu có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, giao tiếp và thẩm mỹ. Để hạn chế các biến chứng nặng nề và bảo tồn răng, bạn nên thăm khám và điều trị sớm ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này