Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý phổ biến, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể đến từ cuộc sống sống hằng ngày như khói bụi, phấn hóa, lông thú cưng… Có thể tự trị viêm mũi dị ứng tại nhà với các phương pháp đơn giản, dễ áp dụng. Viêm mũi dị ứng gây khó chịu cho người bệnh khi liên tục bị ngứa mũi, hắt xì hay chảy nước mũi. Dưới đây là một số gợi ý về cách tự trị viêm mũi dị ứng tại nhà an toàn mà mọi người có thể tham khảo thêm. Dùng nước muối sinh lý Để giảm các triệu chứng khó chịu khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9% để vệ sinh mũi. Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch khoang mũi, loại bỏ chất nhầy. Hiện tại, Công ty CPTM Dược Sao Mai có sản phẩm muối rửa mũi thảo dược Rinowash có thành phần an toàn từ chiết xuất cam thảo, Natri clorid và Natri bicarbonat. Sản phẩm có tác dụng làm sạch niêm mạc có dịch nhầy dư thừa và các tác nhân dị ứng như phấn hoa, hạt bụi, chất ô nhiễm và vi khuẩn. Đây cũng chính là những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng. Người bệnh có thể sử dụng hằng ngày với liều lượng phù hợp để làm giảm các triệu chứng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh. Muối rửa mũi Rinowash dùng được trong các trường hợp bị khô mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi… Bổ sung vitamin C Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm và chống oxy hóa. Bổ sung vitamin C được coi là cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà quan trọng. Người bệnh có thể bổ sung dưới dạng thực phẩm hằng ngày như: Các loại xanh giàu vitamin C như cà chua, súp lơ xanh, ớt chuông Các loại trái cây quả mọng như dâu tây, kiwi, việt quất, mâm xôi; trái cây có mũi như cam, chanh, bưởi… Bổ sung Quercetin Quercetin được xem là một loại flavonoid, có khả năng chống oxy hóa và hoạt động như một chất kháng histamin tự nhiên. Quercetin hỗ trợ cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Quercetin có nhiều trong các loại thực phẩm như nho, táo, súp lơ xanh hay trong rượu vang và một số loại thảo mộc. Sử dụng men vi sinh Men vi sinh giúp củng cố và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể nhờ hàm lượng lợi khuẩn cao. Không chỉ là sản phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, men vi sinh còn có tác dụng chống lại cả những vi khuẩn gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng. Vì thế, một phương pháp tự trị viêm mũi dị ứng tại nhà mà mọi người cũng có thể áp dụng đó chính là bổ sung men vi sinh vào bữa ăn hằng ngày. Có thể là sữa chua hoặc các loại thức uống chứa men sống. Xông mặt trị viêm mũi dị ứng Xông mặt bằng nước ấm giúp cấp ẩm cho niêm mạc mũi, làm loãng dịch mũi, cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, dễ dàng rửa sạch các loại vi khuẩn và bụi bẩn ra khỏi các hốc xoang mũi. Khi xong mặt để trị viêm mũi dị ứng tại nhà, người bệnh có thể thêm vào nước xông vài giọt tinh dầu sả, bạc hà hoặc tràm trà để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, khi xông cần lưu ý giữ khoảng cách vừa phải với mặt nước để tránh nguy cơ bị bỏng; mỗi lần xông chỉ nên từ 5 – 10 phút và không lạm dụng quá nhiều. Sử dụng tinh bột nghệ Thành phần curcumin trong nghệ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm rất tốt. Phương pháp trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng tinh bột nghệ sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh như hắt hơi, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, khô miệng… Người bệnh có thể dụng tinh bột nghệ trong khi nấu ăn hằng ngày để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng. Trên đây là một số phương pháp trị viêm mũi dị ứng tại nhà mà mọi người có thể áp dụng, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ, áp dụng với những trường hợp nhẹ. Nếu sau 3 – 5 ngày không khỏi, nên đến bệnh viện để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả hơn.https://duocsaomai.vn/phuong-phap-tu-tri-viem-mui-di-ung-tai-nha.html