Linh tinh Phụ nữ đang mang thai có nên cạo vôi răng không?

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Quanghieufinance2301, 16/12/23.

  1. Quanghieufinance2301

    Quanghieufinance2301 Member

    Tham gia ngày:
    19/5/23
    Bài viết:
    516
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Phụ nữ đang mang thai có nên cạo vôi răng không là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Thông tin trong bài viết sẽ giúp thai phụ hiểu rõ hơn về vấn đề này, đồng thời lựa chọn được thời điểm lấy cao răng và biết cách chăm sóc răng miệng hợp lý.

    Phụ nữ mang thai có cạo vôi răng được không?
    Vôi răng (cao răng) là chất lắng cặn bám bên ngoài men răng với cấu trúc chính là mảnh vụn thức ăn, canxi carbonate, phosphate, xác các tế bào biểu mô, vi khuẩn và sự lắng đọng sắt của huyết thanh (khoáng chất sắt có trong máu). Ban đầu, cao răng có màu trắng, sau đó chuyển dần sang màu vàng và nâu do khói thuốc, thức ăn và đồ uống.

    Cao răng không chỉ tích tụ ở phía trên thân răng mà còn bám ở dưới chân răng. Lượng cao răng sẽ dày lên theo thời gian dẫn đến nhiều vấn đề nha khoa như hôi miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng và sâu răng. Ngoài ra, vôi răng tích tụ lâu năm còn có thể gây viêm tủy răng, viêm nha chu và nhiều vấn đề răng miệng khác.

    Do đó, các bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt thường khuyến khích lấy cao răng định kỳ 2 lần/ năm để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại thực hiện kỹ thuật này khi mang thai có thể gây ra biến chứng và tác dụng phụ. Vậy, phụ nữ mang thai có cạo vôi răng được không?.

    Cạo vôi răng là kỹ thuật nha khoa cơ bản, sử dụng dụng cụ chuyên dụng để làm sạch mảng bám và cao răng tích tụ. Kỹ thuật này hoàn toàn không tác động đến mô nướu và cấu trúc răng. Do đó, phụ nữ mang thai vẫn có thể cạo vôi răng như bình thường. Tuy nhiên trước khi thực hiện, bạn vẫn nên thông báo với bác sĩ để quá trình cạo vôi diễn ra thuận lợi và an toàn.
    Lợi ích của lấy cao răng khi mang thai
    Cao răng không chỉ gây ra các bệnh lý nha khoa mà còn gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch và tăng biến chứng thai kỳ. Do đó, lấy cao răng khi mang thai có thể mang đến những lợi ích sau:

    1. Bảo vệ sức khỏe răng miệng
    Lợi ích đầu tiên của lấy cao răng khi mang thai là bảo vệ sức khỏe răng miệng. Trong thai kỳ, lượng hormone progesterone tăng mạnh khiến mô nướu xung quanh răng trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng và chảy máu. Hơn nữa, hormone này cũng gây ức chế miễn dịch để ngăn tế bào miễn dịch của mẹ tấn công vào bào thai. Do đó khi mang thai, nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa tăng lên đáng kể.
    Chính vì vậy, lấy cao răng khi mang thai là biện pháp rất quan trọng giúp phòng ngừa các vấn đề nha khoa như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, chảy máu chân răng,…

    2. Hạn chế các biến chứng thai kỳ
    Cao răng là nơi trú ngụ của vi khuẩn có hại. Do đó nếu không làm sạch cao răng, số lượng vi khuẩn trong khoang miêng sẽ gia tăng quá mức. Tình trạng này cộng với sức đề kháng suy giảm ở mẹ bầu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tuần hoàn máu, gia tăng nồng độ chất trung gian gây viêm prostaglandin.

    Ngoài tác dụng kích thích phản ứng viêm, prostaglandin còn thúc đẩy sự co bóp của tử cung để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Nếu mắc các bệnh lý nha khoa, thai phụ có thể gặp phải tình trạng sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân và dễ gặp phải các dị tật bẩm sinh. Do đó bên cạnh tác dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng, cạo vôi răng còn giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ.

    3. Giảm thiểu tình trạng hôi miệng
    Cao răng có thành phần chính là thức ăn thừa, vi khuẩn, tế bào biểu mô và khoáng chất có trong nước bọt. Do đó, cao răng tích tụ nhiều có thể gây hôi miệng. Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng tình trạng hơi thở có mùi khiến mẹ bầu trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp và gặp gỡ. Khi loại bỏ cao răng tích tụ, tình trạng hôi miệng ở mẹ bầu sẽ được cải thiện đáng kể.
    Xem thêm: bọc răng sứ lava plus có tốt không

    Thời điểm nên lấy cao răng khi mang thai
    Ngoài thắc mắc có nên lấy cao răng khi mang thai hay không, thời điểm nên lấy cao răng cũng là vấn đề mà bà bầu quan tâm. Bởi cạo vôi răng vào thời điểm thích hợp sẽ hạn chế được phần nào cảm giác đau nhức, khó chịu và tạo cho mẹ bầu sự thoải mái hơn khi thực hiện.

    Trong 3 tháng đầu, nồng độ hormone trong cơ thể chưa ổn định và mẹ bầu có sự thay đổi đột ngột về tâm sinh lý. Do đó, cần tránh cạo vôi răng trong thời gian này. Nếu cạo vôi trong 3 tháng đầu, răng có thể bị lung lay, mô nướu sưng viêm, nhạy cảm và dễ chảy máu. Hơn nữa lúc này thai nhi chưa thật sự ổn định nên thai phụ cần hạn chế tối đa những can thiệp không cần thiết.

    Thời điểm thích hợp nhất để cạo vôi răng cho phụ nữ đang mang thai là 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là thời điểm thai nhi đã ổn định và mẹ bầu cũng đã quen dần với sự thay đổi của cơ thể. Vào 3 tháng cuối, thai nhi đã phát triển lớn nên khi lấy cao răng, mẹ bầu có thể bị đau nhức lưng và mệt mỏi. Hơn nữa, tư thế khi sử dụng ghế nha khoa cũng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.

    Cách hạn chế cao răng cho bà bầu
    Vì sức đề kháng suy giảm nên tốc độ tích tụ cao răng khi mang thai thường nhanh hơn so với bình thường. Do đó, mẹ bầu cũng cần thực hiện một số biện pháp để hạn chế tích tụ mảng bám và vôi răng.
    Các biện pháp giúp hạn chế cao răng tích tụ trong thời gian mang thai:

    Mẹ bầu nên chú ý chải răng 2 – 3 lần/ ngày. Lúc này răng miệng khá nhạy cảm nên sử dụng các loại bàn chải nhỏ, lông mềm và mảnh để dễ dàng làm sạch răng miệng. Tránh dùng các bàn chải có kích thước lớn và lông chải cứng gây tổn thương men răng.
    Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn có hại và làm sạch mùi hôi miệng. Kết hợp chải răng và súc miệng có thể tăng hiệu quả làm sạch và giúp phòng ngừa các bệnh nha khoa.
    Dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám và thức ăn thừa trong các kẽ. Tuyệt đối không dùng tăm để làm sạch kẽ vì tăm tre cứng có thể gây tổn thương và chảy máu mô nướu.
    Hạn chế dùng các loại thực phẩm và đồ uống dễ hình thành mảng bám như món ăn chứa nhiều đường, tinh bột, nước ngọt có gas,… Thay vào đó, nên uống nhiều nước và bổ sung rau xanh, trái cây để làm sạch mảng bám trong khoang miệng.
    Khô miệng có thể tăng tốc độ tích tụ mảng bám và cao răng. Do đó, phụ nữ mang thai nên uống đủ nước để giữ gìn sức khỏe răng miệng. Tránh tình trạng giảm tiết nước bọt gây hôi miệng và tăng nguy cơ mắc các vấn đề răng miệng khác.
    Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bà bầu đã hiểu rõ về vấn đề “Phụ nữ mang thai có nên cạo vôi răng không?” và biết cách chăm sóc răng miệng hợp lý hơn. Nếu có các bệnh nha khoa mãn tính, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách chăm sóc nhằm giữ gìn sức khỏe răng miệng và đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này