Thú Cưng Phòng và kiểm soát hội chứng sưng phù đầu trên gà

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi vh79, 15/8/24.

  1. vh79

    vh79 Member

    Tham gia ngày:
    8/5/24
    Bài viết:
    55
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    [​IMG]
    Bệnh sưng phù đầu ở gia cầm xảy ra quanh năm, làm giảm sút sức đề kháng vật nuôi, gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người chăn nuôi. Ðể giúp bà con có những hiểu biết về căn bệnh này, từ đó phòng tránh và điều trị bệnh cho gia cầm an toàn, hiệu quả, ngày 26/7, Công ty TNHH Việt Pháp Quốc tế (Viphavet) đã tổ chức Hội thảo trực tuyến “Giải pháp phòng và kiểm soát hội chứng sưng phù đầu trên gia cầm”.
    Tại Hội thảo, hai diễn giả là bà Phạm Thị Hiên, Chuyên gia kỹ thuật gia cầm, Công ty Boehringer Ingelheim và ông Ðỗ Duy Hòa, Giám đốc Sản phẩm gia cầm, Công ty TNHH Việt Pháp Quốc tế đã trình bày về bệnh sưng phù đầu trên gà và giải pháp phòng, kiểm soát bệnh.
    Bệnh sưng phù đầu trên gà do APV (Avian pneumovirus) gây ra, thường gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
    APV là một ARN virus gây bệnh trên đường hô hấp cho gà ở mọi lứa tuổi. Mật độ chăn thả cao và quản lý chuồng trại kém là những nguyên nhân chính dẫn đến việc lây lan mầm bệnh một cách nhanh chóng. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và bùng phát mạnh khi trong chuồng trại có nhiều khí độc, mùi hôi ở nền chuồng như CO2, NH3...
    Cần thực hiện các biện pháp an toàn sinh học để giảm thiểu dịch bệnh

    Thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ trong khoảng 3 ngày.

    Tỷ lệ nhiễm bệnh cao, có thể lên tới 100%.

    Tỷ lệ chết tùy thuộc vào mầm bệnh kế phát.

    Trên gà thịt, độ tuổi mẫn cảm với bệnh từ 3 - 6 tuần tuổi. Gà bệnh có biểu hiện sưng tấy xoang quanh hốc mắt và vùng dưới hốc mắt, phù nề mí mắt, bắt đầu sưng một bên, sau đó lan rộng ra khắp đầu và cổ. Dấu hiệu hô hấp bao gồm ho, hắt hơi, mũi và có thể thấy chảy mủ ở mắt. Dấu hiện thần kinh như vẹo cổ, mất phương hướng và đau mắt do viêm tai kéo dài. Tỷ lệ bệnh cao, nhưng tỷ lệ chết hiếm khi vượt quá 2%. Tuy nhiên, khi bị bệnh APV gà rất dễ ghép thêm các bệnh thường gặp như E.Coli, Coryza, thương hàn, hen, CRD... vì đây là những vi khuẩn rất có sẵn trong chuồng trại và trong cơ thể gà, có thể dẫn đến viêm kết mạc mắt nặng, tiêu chảy phân xanh có mùi hôi và tăng tỷ lệ chết lên đến 30% trong 2 - 3 tuần.

    Trên gà đẻ, bệnh hay xảy ra ở giai đoạn 25 - 52 tuần tuổi, gây viêm gan, viêm xoang bụng, viêm - teo buồng trứng - ống dẫn trứng, vỡ nang trứng và biến dạng trứng… nên chất lượng vỏ trứng giảm (nhạt màu hơn, vỏ mỏng, dị dạng...). Sản lượng trứng giảm 5 - 30%, thường xảy ra trong gian đoạn gà đẻ đỉnh hoặc trước khi gà đẻ đỉnh.

    Vì vậy, các hộ chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, chủ động phòng ngừa, luôn giữ môi trường chăn nuôi thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt. Tăng sức đề kháng cho gà khi thời tiết không tốt. Luôn theo dõi tình hình ăn uống, sức khỏe của gà và đặc biệt là cách ly ngay những con gà có biểu hiện.

    Sát trùng định kỳ 1 lần/tuần. Ngoài việc luôn luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh an toàn sinh học theo quy trình thì người nuôi có thể dùng vaccine để kiểm soát APV. Tuy nhiên, vaccine có hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ chất lượng vaccine cho đến cách sử dụng vaccine, sức khỏe đàn gà...

    Theo diễn giả, sự kết hợp giữa 2 loại vaccine NEMOVAC® và GALLIMUNE® 407 ND-IB-EDS-ART là giải pháp duy nhất cho hội chứng sưng phù đầu do virus trên gà.

    Trong đó, NEMOVAC® là vaccine sống đặc chủng dành cho gà thịt, đẻ, giống bố mẹ (ART: Avian Rhinotracheitis).

    GALLIMUNE® 407 ND-IB-EDS-ART là vaccine vô hoạt phòng bệnh Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, hội chứng giảm đẻ ’76, bệnh sưng phù đầu trên gà.

    Cũng tại Hội thảo, những thắc mắc của các đại biểu, người chăn nuôi được hai diễn giả tận tình giải đáp, giúp người chăn nuôi có những biện pháp phòng và kiểm soát hội chứng sưng phù đầu trên đàn gia cầm nuôi hiệu quả.

    Kết thúc Hội thảo, ông Nguyễn Hữu Thành, Công ty Boehringer Ingelheim đánh giá, tham dự buổi Hội thảo gồm 230 đại biểu, quá trình trình bày tại hội thảo trực tuyến không thể giải đáp được hết các thắc mắc của đại biểu, trong khi tình hình dịch tễ mỗi trang trại sẽ khác nhau cần có những biện pháp xử lý khác nhau. Tuy nhiên, việc chia sẻ thông tin tại Hội thảo cũng phần nào giúp người chăn nuôi nắm được kiến thức hội chứng sưng phù đầu trên gia cầm để phòng và kiểm soát tại trang trại nuôi. Thời gian tới, Công ty sẽ không ngừng hoàn thiện các hoạt động sản xuất và nội dung về các vấn đề chăn nuôi nhằm tư vấn, hỗ trợ trực tiếp, tổ chức các buổi hội thảo online để phục vụ bà con chăn nuôi được tốt hơn.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này