Phát triển dự án xe “siêu sạch” Không khói, không ồn Mọi nhà sản xuất xe hơi cố gắng theo thành công của chiếc Toyota Prius, bằng cách phát triển các mẫu xe “lai” (hybrid) tiết kiệm nhiên liệu may bien tan gia re, giảm thiểu khí thải. Tuy nhiên, cách mạng thực sự trong ngành xe hơi lại xuất hiện trong một tòa nhà công nghiệp bình thường ở ngoại ô thành phố Fribourg (Thụy Sĩ). Kỹ sư Pierre Varenne của hãng Michelin cùng cộng sự đã phát triển một chiếc xe chạy êm, tăng tốc nhanh mà vẫn ổn định. Xe không có hộp số lẫn bộ ly hợp, không có ống xả và không gây tiếng ồn. Tên của xe: Hy-Light. Việc chọn Thụy Sĩ làm nơi phát triển xe mới không phải ngẫu nhiên, tuy có thể làm nhiều người ngạc nhiên bởi quốc gia này không có công nghiệp xe hơi. Làm việc tại đây, Varenne không bị sức ép của các hãng xe hơi và các công ty dầu khí. Như thế là lý tưởng để phát triển dự án xe “siêu sạch”. Varenne làm cho hãng sản xuất vỏ xe Michelin. Ông và các cộng sự có nhiệm vụ suy nghĩ về tương lai xe hơi và cách di chuyển. Họ đã làm ra một chiếc xe thật, chứ không chỉ dừng ở ý tưởng. Hy-Light được đăng ký tại Cơ quan đăng ký xe có động cơ Thụy Sĩ (tức đã đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết để lưu hành). Hy-Light là xe sử dụng “pin điện-nhiên liệu”. Pin tạo ra điện từ khí hydro và ôxy nhờ một phản ứng hóa học. Hai khí này được tích trong 2 bình chứa cấu tạo đặc biệt chuyên dùng cho việc này. Nhược điểm của thiết kế kiểu này có lẽ là thời gian: cần gần 8 phút để nạp hydro và ôxy vào bình. Mẫu xe của Michelin còn sử dụng nhiều phát minh mới của công nghệ sạch. Đặc biệt là “bánh xe chủ động”. Các bánh xe này được gắn động cơ điện (khá nhỏ, mỗi cái chỉ nặng 1kg) và ống nhún, nằm ở mặt trong bánh xe, nhìn bên ngoài không thấy. Tính ổn định cao “Pin điện-nhiên liệu” dùng cho xe Hy-Light được phát triển bởi Viện Paul Scherrer, một trong những viện nghiên cứu lớn nhất Thụy Sĩ. Khác biệt so với các loại pin dùng cho xe hơi là nó dùng ôxy nguyên chất chứa trong bình. Phần lớn các loại pin khác hút không khí xung quanh vào, nên phải có máy nén khí trong xe và cả một hệ thống kiểm soát chất lượng không khí. Theo Varenne, công nghệ sử dụng cho Hy-Light lại làm tăng hiệu quả của hệ thống lên gần 1/3. Một ưu điểm khác của Hy-Light là khi xe chạy chậm lại, hoặc tài xế thắng xe, các động cơ điện sẽ tự tạo ra điện, trữ trong các cục tích điện (condensateur). Khi nhấn ga, điện mới nạp sẽ truyền ngược vào các động cơ, giúp xe tăng tốc nhanh. Cục tích điện độc đáo này do hãng Thụy Sĩ Maxwell sản xuất. Hy-Light còn có các cảm biến truyền dữ liệu về một máy tính. Máy tính có nhiệm vụ kiểm soát các động cơ lẫn các ống nhún và điều chỉnh tự động để khi xe quẹo cua với tốc độ cao vẫn ổn định. Hy-Light nặng 850kg, có thể đạt tốc độ đến 130km/g, tăng tốc đến 100 km/g trong chưa đầy 12 giây. Với bình chứa đầy hydro và ôxy, xe có thể chạy một mạch 300km. Song song với xe này, Varenne và cộng sự còn thực hiện một dự án lớn hơn. Đó là cách xây dựng một hệ thống hạ tầng cung ứng điện cho xe “siêu sạch” hiệu quả nhất, bởi đây là yếu tố quan trọng nhất cho tương lai ngành xe hơi.