Organic là gì? Organic là thuật ngữ chỉ những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp tự nhiên. Không sử dụng hóa chất tổng hợp hay thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi, chế biến. Việc doanh nghiệp chuyển sang sản xuất và kinh doanh sản phẩm organic không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng bền vững mà còn mang lại cơ hội phát triển lớn. Sản phẩm organic mở ra cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, gia tăng giá trị thương hiệu và mang lại lợi ích kinh tế lâu dài. Hãy bắt đầu chuyển mình và tận dụng cơ hội này ngay hôm nay! Organic là gì mà trở thành xu hướng hiện nay 1. Organic là gì và vì sao doanh nghiệp nên quan tâm 1.1. Organic là gì? “Organic” là thuật ngữ dùng để chỉ các sản phẩm được sản xuất, chế biến và bảo quản theo các phương pháp tự nhiên. Không sử dụng hóa chất tổng hợp, thuốc trừ sâu hóa học hay các thành phần biến đổi gen (GMO). Các sản phẩm organic bao gồm; Sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến, mỹ phẩm và thậm chí cả quần áo từ sợi tự nhiên. Các chứng nhận organic, chẳng hạn như USDA Organic hay EU Organic. Đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về canh tác và sản xuất tự nhiên. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe con người mà còn góp phần duy trì hệ sinh thái. ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận hữu cơ Châu Âu- Lợi ích và quy trình đăng ký 1.2. Lý do doanh nghiệp nên quan tâm đến organic là gì? Với mối quan tâm ngày càng lớn của người tiêu dùng đối với sức khỏe và môi trường sống. Lối sống bền vững đã khiến sản phẩm organic trở thành xu hướng không thể bỏ qua. Việc tham gia thị trường organic không chỉ là cơ hội kinh doanh. Mà còn là cách doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội, xây dựng lòng tin và uy tín thương hiệu. 2. Cơ hội kinh doanh từ sản phẩm organic Cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp tuân thủ organic 2.1. Nhu cầu từ thị trường đối với sản phẩm organic Theo báo cáo của Research and Markets, thị trường thực phẩm organic toàn cầu được dự đoán đạt giá trị 272 tỷ USD vào năm 2027. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt gần 10%. Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên lựa chọn thực phẩm và sản phẩm organic. Do nhận thức rõ hơn về tác động của hóa chất đến sức khỏe và môi trường. Ngoài ra, nhiều thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản đã thiết lập các tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho sản phẩm nhập khẩu. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tiếp cận được các tiêu chuẩn organic sẽ dễ dàng tiếp cận các thị trường khó tính này. 2.2. Lợi ích cạnh tranh của doanh nghiệp áp dụng organic Đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh: Người tiêu dùng hiện đại không chỉ mua sản phẩm mà còn tìm kiếm giá trị bền vững. Tăng khả năng tiếp cận đối tượng cao cấp: Sản phẩm organic thường được định vị ở phân khúc cao cấp với giá trị gia tăng lớn hơn. Đảm bảo sự khác biệt: Chứng nhận organic là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tạo sự khác biệt so với đối thủ. 3. Lợi ích cho doanh nghiệp khi theo đuổi organic là gì? 3 lợi ích mà chứng nhận organic đem lại cho doanh nghiệp 3.1. Tiếp cận thị trường quốc tế Các thị trường như EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản có quy định khắt khe về nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm. Tuy nhiên, đạt chứng nhận organic sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng vượt qua các rào cản này. Hơn nữa, nhiều quốc gia còn hỗ trợ chính sách thuế. Ưu tiên sản phẩm organic trong các chương trình thương mại quốc tế. Đây là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu. 3.2. Gia tăng giá trị thương hiệu Tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng: Một sản phẩm đạt chứng nhận organic thường được xem là an toàn và đáng tin cậy hơn. Thể hiện trách nhiệm xã hội: Việc sản xuất organic đồng nghĩa với cam kết bảo vệ môi trường. Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. 3.3. Lợi ích kinh tế lâu dài Tăng giá trị sản phẩm: Sản phẩm organic thường có giá cao hơn 20-50% so với sản phẩm thông thường. Mang lại lợi nhuận tốt hơn. Tiết kiệm chi phí lâu dài: Mặc dù chi phí ban đầu để chuyển đổi sang sản xuất organic cao. Nhưng về lâu dài, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và cải thiện độ bền vững của đất. 4. Kết luận Việc hiểu rõ organic là gì và tầm quan trọng của nó trong xu hướng tiêu dùng hiện đại là bước đầu tiên. Giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội trong thị trường tiềm năng này. Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua: Hotline 036 7908639 email [email protected] để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất! ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận hữu cơ USDA là gì? Nâng tầm giá trị sản phẩm