Việc xác định chi phí lập đề xuất chủ trương đầu tư là một bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị dự án. Để đảm bảo sự thành công của dự án, bạn cần phải có một ước tính chi phí chính xác và chi tiết từng khía cạnh của đề xuất của mình. Trong bài viết này, GMPc Việt Nam sẽ đưa ra nội dung của báo cáo đề xuất đầu tư, chi phí lập đề xuất chủ trương đầu tư và những lưu ý khi lập đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy. 1. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là gì? Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án (hay còn gọi là báo cáo đầu tư) là một tài liệu quan trọng trong quá trình xem xét và quyết định về việc đầu tư vào một dự án cụ thể. Báo cáo này thường được chuẩn bị bởi các nhà quản lý dự án hoặc các chuyên gia tài chính Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là căn cứ để cấp có thẩm quyền đánh giá được tình hình, nắm bắt được cơ quan dự án đầu tư, thực hiện nghĩa vụ đánh giá, quyết định chủ trương đầu tư. 2. Chi phí lập báo cáo chủ trương đầu tư là bao nhiêu? Đối với dự án có cấu phần xây dựng, chi phí lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư thuộc chi phí tư vấn đầu tư trong tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Việc xác định chi phí lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B,C thực hiện theo quy định tại Khoản 3, 4, Điều 7 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công. Nhìn chung chi phí lập báo cáo chủ trương đầu tư có thể biến đổi rất nhiều tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô dự án, yêu cầu thông tin, thời gian và nguồn lực, các yêu cầu pháp lý và quy định,... Do đó, để biết chính xác chi phí lập báo cáo chủ trương đầu tư của một dự án cụ thể, bạn nên thảo luận với các chuyên gia tư vấn lập báo cáo dự án và xác định các yếu tố cụ thể liên quan đến dự án của bạn để có một ước tính chi phí chính xác hơn. 3. Cơ quan chuyên môn nào lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư? Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Đầu tư công 2019: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Cơ quan chuyên môn ở đây có thể giao Sở Xây dựng hay các Sở, ngành trực tiếp cải tạo hoặc xây mới các trụ sở làm việc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Vấn đề này được Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 trả lời như sau: - Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên. - Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công được quy định tại khoản 11 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 là đơn vị có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị được giao quản lý đầu tư công của bộ, cơ quan trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công; Sở Kế hoạch và Đầu tư; phòng, ban có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Do vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư như nêu ở trên. 4. Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương dự án bao gồm những gì? Theo quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư công 2019, nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là: - Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư; - Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư; - Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án; - Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, dự kiến kế hoạch bố trí vốn phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả; - Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành; - Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội; - Phân chia các dự án thành phần (nếu có); - Giải pháp tổ chức thực hiện. Do đó, việc thẩm định dự án phức tạp, phải khẳng định nhiều nội dung như quy mô, tổng mức đầu tư, hiệu quả dự án... Vì vậy, đề nghị chỉ nên quy định nội dung thẩm định đơn giản chỉ là sự phù hợp với các quy hoạch về kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành. Vấn đề này được Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn như sau: - Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư công Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về các nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, nhằm làm căn cứ để lập, trình, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công. - Chủ trương đầu tư có ý nghĩa quan trọng, khẳng định sự cần thiết, tính khả thi của dự án, góp phần hạn chế tình trạng phê duyệt dự án tràn lan, phê duyệt dự án khi chưa cân đối được nguồn vốn, giảm tối đa tình trạng, thất thoát lãng phí đầu tư công trong thời gian qua. - Từ đó nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án, các dự án đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, được phê duyệt chủ trương đầu tư theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đầu tư công, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng, tính khả thi kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, nếu bước phê duyệt chủ trương đầu tư chỉ xem xét phù hợp với quy hoạch mà không xem xét đến quy mô, tổng mức đầu tư, khả năng cân đối vốn, từ đó tính toán tiến độ, khả năng thực hiện của Dự án trong tương lai thì sẽ dẫn đến tính khả thi của dự án thấp, dẫn đến tình trạng phê duyệt dự án quá nhiều nhưng không có khả năng bố trí và làm giảm tính khả thi, hiệu quả, chất lượng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn. Đây cũng chính là yêu cầu, là quy định của Quốc hội khi xem xét, ban hành Luật Đầu tư công 2019. 5. Quản lý nhiệm vụ lập quy hoạch nội dung báo cáo đề xuất chủ trương dự án? Thông tư 08/2019/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch mới quy định định mức cho hoạt động quy hoạch (định mức cho hoạt động trực tiếp, hoạt động gián tiếp, hợp phần quy hoạch, xây dựng nội dung đề xuất đưa vào quy hoạch, hoạt động đánh giá môi trường chiến lược, hoạt động điều chỉnh quy hoạch), chưa quy định về việc thanh toán các chi phí này. Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, trong đó đã hướng dẫn hồ sơ thanh toán nhiệm vụ quy hoạch. Trên đây là toàn bộ các nội dung của lập báo cáo chủ trương đầu tư, Chi phí lập báo cáo chủ trương đầu tư mà GMPc Việt Nam muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Quý bạn đọc cần tư thêm về lập báo cáo chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe,....hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ. Hotline..... Xem thêm: Hướng dẫn tổng quan lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm