Tuyển Dụng Những kỹ năng cần biết về lập chứng từ kế toán

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi working, 30/3/19.

  1. working

    working Member

    Tham gia ngày:
    24/10/18
    Bài viết:
    60
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Những kỹ năng cần biết về lập chứng từ kế toán

    Những Kỹ năng lập chứng từ kế toán là những thứ cơ bản của một người kế toán cần phải biết, nhưng những thứ cơ bản này thường lại hay bị bỏ quên nên không phải người làm kế toán nào cũng biết về chúng.Hôm nay working.vn sẽ chia sẻ cùng các bạn bài viết về kỹ năng lập chứng từ kế toán nhé



    [​IMG]Kỹ năng lập chứng từ kế toán
    1. Chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm lập chứng từ kế toán

    Lập chứng từ là một phương pháp kế toán được dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã thực sự hoàn thành trên giấy tờ hoặc vật mang tin theo quy định theo thời gian, địa điểm phát sinh cụ thể của từng nghiệp vụ. Lập chứng từ là bước công việc đầu tiên trong toàn bộ qui trình kế toán của mọi đơn vị kế toán. Nó ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên đến chất lượng của công tác kế toán. Vì vậy khi lập chứng từ cần phải đảm bảo yêu cầu chính xác và kịp thời đồng thời phải đảm bảo về mặt nội dung.

    2. Ý nghĩa của lập chứng từ kế toán



    [​IMG]Ý nghĩa của lập chứng từ kế toán
    Lập chứng từ có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán, kiểm toán nội bộ bởi vì nó chứng minh tính pháp lý của các nghiệp vụ và của số liệu ghi chép trên sổ kế toán. Sinh viên cần hiểu được tác dụng của việc lập chứng từ kế toán:

    - Việc lập chứng từ kế toán giúp thực hiện kế toán ban đầu. Nó là khởi điểm của tổ chức công tác kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Nếu thiếu chứng từ sẽ không thể thực hiện được kế toán ban đầu cũng như toàn bộ công tác kế toán.

    - Việc lập chứng từ kế toán là để ghi nhận nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành. Điều này đảm bảo tính hợp lệ và hợp pháp của nghiệp vụ.

    - Việc lập chứng từ kế toán là để tạo ra căn cứ để kế toán ghi sổ nghiệp vụ phát sinh.

    - Việc lập chứng từ kế toán là để ghi nhận đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghiệp vụ phát sinh.

    3. Kỹ năng lập chứng từ kế toán



    [​IMG]Kỹ năng lập chứng từ kế toán
    Để thực hiện tốt được việc lập chứng từ kế toán sinh viên cần có những kỹ năng cơ bản sau:

    + Kỹ năng lập chứng từ kế toán

    - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ được lập chứng từ một lần.

    - Khi lập chứng từ kế toán cần căn cứ vào nội dung kinh tế của các nghiệp vụ để sử dụng tài khoản cho hợp lý.

    - Cần xác định rõ thông tin, số liệu cần được phản ánh vị trí nào trên chứng từ kế toán.

    + Trong quá trình lập chứng từ kế toán cần lưu ý những yêu cầu sau:

    - Lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu in. Trường hợp chưa có mẫu in quy định, đơn vị lập chứng từ kế toán với đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của luật kế toán.

    - Khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục không được ngắt quãng, phải gạch chéo phần trống.

    - Trên chứng từ không được viết tắt, không tẩy xóa, chỉnh sửa. Khi viết sai vào mẫu chứng từ phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai và không được xé rời khỏi cuống (đặc biệt là đối với các Hóa đơn).

    - Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên quy định. Nội dung giữa các liên phải giống nhau. Chứng từ kế toán được lập để giao dịch với cá nhân, tổ chức bên ngoài cần có dấu của đơn vị.

    - Chứng từ kế toán được lập dưới dạng điện tử phải được in ra giấy và lưu trữ theo quy định của từng trường hợp cụ thể.

    + Kỹ năng kiểm tra đối với chứng từ kế toán đã lập:

    Để đảm bảo tính thận trọng trong nghề nghiệp kế toán, sau khi chứng từ kế toán được lập và trước khi làm căn cứ ghi vào sổ kế toán, các chứng từ kế toán cần được kiểm tra và phê duyệt.

    Việc kiểm tra chứng từ kế toán dựa trên các nội dung:

    - Kiểm tra tính rõ ràng, đầy đủ, trung thực các yếu tố trên chứng từ.

    - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua các yếu tố cơ bản trên chứng từ.

    - Kiểm tra tính chính xác của thông tin và số liệu trên chứng từ.

    - Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý chứng từ trong phạm vi nội bộ.

    + Kỹ năng hoàn chỉnh chứng từ:

    Trong một số trường hợp chứng từ khi được kiểm tra phát hiện vẫn còn những sai sót cần phải được sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với quy định của luật kế toán. Do đó cần thực hiện sửa chữa và bổ sung cho phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

    Nếu các bạn luôn đam mê con số luôn muốn theo đuổi những công việc đúng với các ngành nghề mình học thì hãy đến với trang tuyển dụng working.vn chúng tôi chắc chắn bạn sẽ tìm cho mình những công việc phù hợp với năng lực của mình.chúc các bạn sẽ luôn thành công trên sự nghiệp kế toán của mình.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này