Nếu không được điều trị dứt điểm, kịp thời, hậu quả của bệnh huyết trắng là rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn suy giảm chức năng sinh sản của chị em phụ nữ cũng như nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Cứ nghe nói nguy hiểm và nghiêm trọng là thế, nhưng chị em đã biết cụ thể hậu quả của bệnh huyết trắng là như nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây, đồng thời tìm hiểu cách chữa trị bệnh ra huyết trắng hiệu quả và hậu quả khi không chữa trị kịp thời. 1. Bệnh huyết trắng là gì? Huyết trắng là hiện tượng sinh lí bình thường ở nữ giới bắt đầu từ độ tuổi dậy thì, khi rụng trắng và đến thời kỳ kinh. Huyết trắng là dịch tiết đường sinh dục, màu trắng đục, dính như lòng trắng trứng, lượng nhiều hay ít sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng estrogen và protein trong cơ thể. Huyết trắng giúp giữ ẩm môi trường âm đạo, giúp bôi trơn và ngừa tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, huyết trắng ra nhiều, mùi hôi hoặc màu khác thường thì lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm. Huyết trắng – cảnh báo bệnh lý phụ khoa Huyết trắng có màu lạ : huyết trắng ra nhiều, màu vàng xanh, trắng đục, xám, nâu đen… đều là những dấu hiệu bất thường của bệnh huyết trắng, cảnh báo hàng loạt các bệnh phụ khoa như : viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung… Huyết trắng có máu : đây là biểu hiện thường thấy của bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, u xơ dưới niêm mạc tử cung hoặc do tác dụng của dụng cụ tránh thai trong tử cung. Huyết trắng đặc, có màu trắng đục: Biểu hiện của viêm nhiễm nấm Candida. Huyết trắng ra nhiều, có bọt, kèm theo ngứa ngáy vùng kín: biểu hiện của viêm âm đạo do nhiễm trùng roi Trichomonas. Huyết trắng có biểu hiện vón cục: dấu hiệu cho thấy chị em đã mắc bệnh nhiễm khuẩn do nấm gây ra. 2. Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không, bệnh huyết trắng có ảnh hưởng gì không, hay bệnh huyết trắng có mang thai được không,… luôn là thắc mắc của mọi chị em phụ nữ khi mắc bệnh. Không kể đến những khó chịu, ngứa ngáy mà huyết trắng mang lại khiến chị em lo lắng, mất tự tin, thì bệnh huyết trắng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. 2.1. Bệnh huyết trắng có gây vô sinh không? Khí hư ra nhiều, kết hợp hormone estrogen và progesterone tăng cao làm đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn, cũng đồng thời cản trở sự di chuyển của tinh trùng trong tử cung Cảm giác ngứa ngáy, đau rát và dịch tiết ra nhiều làm cản trở “cuộc yêu”, làm đời sống tìn dục suy giảm. Hơn nữa khi bị bệnh huyết trắng, pH âm đạo thay đổi theo hướng bất lợi cho tinh trùng nên tinh trùng bị chết trước khi gặp trứng Các lý do trên đã trả lời rõ ràng cho câu hỏi “bệnh huyết trắng có gây vô sinh không?”. Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh huyết trắng bị vô sinh cao gấp 10 lần so với nhóm không mắc bệnh. Hay nói cách khác, bệnh huyết trắng làm tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ vì vậy cần điều trị kịp thời và triệt để. Vậy bệnh huyết trắng có mang thai được không? Thực tế, bệnh huyết trắng làm tăng nguy cơ vô sinh, nhưng vẫn hoàn toàn có thể mang thai. Tuy nhiên, với chị em đã bị huyết trắng, nếu có dự định mang thai cần lưu ý tuyệt đối tuân thủ điều trị để chữa bệnh hiệu quả, nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến thai nhi sau này. 2.2. Bệnh huyết trắng có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Hậu quả của bệnh huyết trắng nguy hiểm bởi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể mẹ có khả năng viêm nhiễm, thủng màng ối hay rỉ ối non dẫn đến sinh non, con dễ bị sảy thai, chết lưu, hơn nữa còn dễ mắc các dị tật bẩm sinh,… Còn đối với phụ nữ bị bệnh huyết trắng khi mang thai, bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, dẫn đến sảy thai, sinh non, con nhẹ cân. Bởi sự thay đổi của nội tiết tố, sức đề kháng giảm, thân nhiệt tăng ở phụ nữ mang thai càng tạo điều kiện cho nấm, khuẩn phát triển và gây bệnh nặng hơn. Bệnh huyết trắng rất dễ tái phát, khó trị dứt điểm, nên để tránh bệnh huyết trắng có ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ cần đến các cơ sở y tế uy tín để tìm nguyên nhân, chữa bệnh dứt điểm, nhất là đối tượng bị bệnh huyết trắng khi mang thai. 2.3. Bệnh huyết trắng tăng nguy cơ ung thư Ngoài suy giảm chức năng sinh sản, ảnh hưởng đến thai nhi, đối với các vùng lân cận, bệnh huyết trắng có ảnh hưởng gì không? Thực ra, chỉ khi để bệnh lý huyết trắng kéo dài, viêm nhiễm nặng nề, hoặc tái phát nhiều lần, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng “ăn theo” như: viêm bàng quang, tắc ống dẫn trứng, viêm dây chằng, viêm niêm mạc cổ tử cung và tử cung…