Nấm Candida là một trong các bệnh phụ khoa phổ biến ở chị em phụ nữ. Có nhiều thuốc chữa nấm Candida nhưng không phải thuốc nào cũng an toàn, mà phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng, mức độ và bệnh lý kèm theo của người bệnh. Cùng chuyên gia tìm hiểu về các thuốc chữa nấm Candida để tránh lợi bất cập hại, tiền mất tật mang.Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ và tìm cách dứt điểm cả ốm vặt và chữa viêm nấm phụ khoa. Với các chị em phụ nữ, nấm Candida là một trong các bệnh phụ khoa rất phổ biến, chiếm tới hơn 50%. Bởi vậy, việc tìm hiểu về các phương pháp cũng như các thuốc chữa nấm Candida luôn là vấn đề đặt ra hàng đầu. Thông thường giữa phương pháp Tây y và Đông y thì đa phần chị em lựa chọn điều trị bằng cách sử dụng thuốc Tây. Cụ thể trong bệnh nấm Candida, chúng ta phải sử dụng đến các thuốc kháng sinh, kháng nấm. Tuy nhiên, các thuốc này cũng chính là con dao 2 lưỡi, nên việc tìm hiểu kỹ càng trước khi sử dụng là vô cùng quan trọng. 1. Tổng quan về thuốc chữa nấm Candida Có một lưu ý đầu tiên và quan trọng nhất trước khi sử dụng thuốc chữa nấm Candida, đó là chúng tôi khuyên bạn tới các cơ sở y tế uy tín để khám, tìm nguyên nhân và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Âm đạo là vùng rất nhạy cảm, ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng cuộc sống mà còn cả sức khỏe của mỗi người phụ nữ, ảnh hưởng đến thế hệ sau, vì vậy đừng bao giờ tự ý kê đơn cho mình. Có rất nhiều thuốc chữa nấm Candida, sử dụng thuốc nào, đường dùng ra sao, liều lượng thế nào… còn tùy thuộc vào từng thể trạng, tình trạng của người bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay phần lớn các bác sĩ chuyên khoa chỉ định các thuốc Tây y, một phần vì chúng tiện dụng, một phần vì chúng giúp đẩy lùi nhanh chóng tình trạng của bệnh. Thuốc chữa nấm Candida phân theo đường dùng gồm có thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt. Phân loại theo tác dụng thì có loại uống cho tác dụng toàn thân và loại đặt, bôi cho tác dụng tại chỗ. Nếu phân loại theo nguồn gốc thì thuốc chữa nấm Candida chia làm 2 nhóm: nhóm kháng nấm –nhóm azol và nhóm kháng sinh kháng nấm gồm: Amphotericin B, Flucytosin, Griseofulvin, Nystatin… Thông thường với các trường hợp bệnh nhẹ, lần đầu mới phát hiện hoặc không thường xuyên tái phát, có hệ miễn dịch bình thường và không kèm theo bệnh lý: bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc đặt tác dụng tại chỗ hoặc sử dụng thuốc bôi trong thời gian ngắn từ 1-3 ngày hoặc dùng liều duy nhất. Với các trường hợp bệnh nặng, thường xuyên tái phát hoặc hệ miễn dịch suy giảm, bị một số bệnh lý kèm theo như đái tháo đường,… : bệnh nhân được kê đơn kết hợp cả thuốc uống và thuốc đặt trong 7-14 ngày tùy tình trạng từng người. Sau đó vẫn cần điều trị duy trì, có thể kéo dài tới 6 tháng. Nhìn chung, tùy vào mức độ viêm nhiễm, tần suất tái phát và cơ địa của người bệnh như hệ miễn dịch, các bệnh lý đi kèm, mang thai, cho con bú,… mà lộ trình điều trị cũng sẽ khác nhau. 2. Thuốc chữa nấm Candida dạng uống Nguyên nhân gây bệnh phụ khoa chủ yếu là do sự bùng phát của nấm Candida, nên chỉ định sử dụng các thuốc kháng nấm luôn được ưu tiên hàng đầu. Một số loại thuốc thường được dùng như: Thuốc Fluconazole 150mg: liều lượng 01 viên/ ngày duy trì trong suốt đợt điều trị Thuốc Itraconazole 100mg: liều lượng 01 viên/ lần x 02 lần/ngày, duy trì trong khoảng 3–5 ngày. 3. Thuốc chữa nấm Candida dạng bôi Những chị em bị bệnh nấm Candida thường có nhiều triệu chứng ngoài da khó chịu. Do đó, bên cạnh thuốc uống thì các thuốc bôi (tác dụng tại chỗ) cũng được ưu tiên sử dụng. Các thuốc chữa nấm Candida dạng bôi phổ biến hiện nay là: Miconazole, Clotrimazole, Tioconazole,… Cách dùng: bôi trực tiếp lên các vùng da bị nhiễm nấm. Ưu điểm các thuốc bôi này là giảm nhanh các triệu chứng và hiệu quả nhanh với những người bị nấm âm đạo, kể cả nấm da, nấm móng. Đây cũng là loại thuốc phù hợp cho cả đối tượng phụ nữ mang thai nhiễm nấm Candida.