Linh tinh Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi duyk23, 27/4/20.

  1. duyk23

    duyk23 Member

    Tham gia ngày:
    3/1/19
    Bài viết:
    407
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    [​IMG]



    Trẻ em như búp trên cành, luôn cần sự quan tâm, chăm sóc của các thành viên trong gia đình và toàn xã hội. Khi trẻ ốm, mệt mỏi, việc cho trẻ ăn gì, chăm sóc ra sao luôn là điều khiến các bậc cha mẹ đau đầu. Bệnh viêm tai giữa là một bệnh lý trẻ em hay mắc nhất, chỉ sau viêm mũi. Bệnh khiến trẻ sốt cao, đau đớn, sụt cân, biến chứng nguy hiểm có thể khiến trẻ bị câm điếc. Cách chăm sóc khi trẻ bị viêm tai giữa sau đây sẽ là gợi ý cho các bạn tham khảo làm theo.

    Nguồn: https://smartpowered.org/cach-cham-soc-khi-tre-bi-viem-tai-giua/

    Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
    [​IMG]


    • Trẻ từ 6-18 tháng tuổi: cơ thể còn non nớt, tai chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, dễ bị mắc viêm tai giữa sau khi bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng.
    • Trẻ nằm bú sữa, nếu không cẩn thận sữa sẽ tràn vào trong tai.
    • Môi trường trẻ sinh hoạt bị ô nhiễm khói bụi, đặc biệt khói thuốc lá.
    • Vệ sinh tai cho trẻ không đúng cách, ngoáy tai gây tổn thương niêm mạc.
    • Trẻ hay tiếp xúc với nước, bơi lội hoặc môi trường sống ẩm uớt cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xaam nhập khiến viêm tai giữa.
    • Trẻ bị tát, áp lực đột ngột (tiếng nổ bom mìn) dẫn đến rách màng nhĩ, gây viêm tai giữa.
    Biểu hiện của trẻ khi mắc bệnh viêm tai giữa
    Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường khó diễn đạt khi bị đau do viêm tai giữa. Cha mẹ có thể để ý thấy trẻ có các triệu chứng sau:

    • Sốt cao, bỏ bú, nôn trớ, tay hay đưa lên tai hoặc đầu như đang có gì khó chịu ở đó.
    • Trẻ mất ngủ, quấy khóc, hay cáu kỉnh.
    • Phản xạ với tiếng động giảm sút.
    • Tai chảy dịch vàng nhạt hoặc xanh xám. Nếu thấy có hiện tượng này nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, màng nhĩ đã bị thủng.
    Vậy chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cần làm gì?
    [​IMG]


    Khi phát hiện thấy trẻ nhà mình bị viêm tai giữa, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám tai mũi họng tại các cơ sở chuyên khoa. Tại đó, các bác sỹ sẽ đưa ra hướng hỗ trợ điều trị chuẩn xác nhất, phù hợp nhất cho trẻ. Việc cha mẹ nên làm là tuân thủ theo chỉ định hỗ trợ điều trị của bác sỹ, chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cẩn trọng, giữ vệ sinh tai cho trẻ và bổ sung dinh dưỡng để trẻ mau phục hồi.

    • Giữ vệ sinh tai mũi họng cho trẻ.
    • Làm khô tai trẻ bằng cách: không dùng tăm bông, dùng gạc khô, sạch cuộn lại thành hình “sâu kèn” đặt vào tai trẻ để thấm khô. Hoặc dùng máy sấy chế độ ấm sấy sau tai trẻ cho nhanh khô.
    • Cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng số một cho trẻ, vừa đảm bảo an toàn, vừa giúp bổ sung, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
    • Trẻ nhỏ đang trong thời gian tập ăn dặm thì không nên để trẻ nằm ăn, dễ khiến trẻ sặc, ho, thức ăn khi đó dễ tràn lên tai giữa gây viêm nhiễm.
    • Khi trẻ bị nôn, trớ, nên đặt trẻ nằm gối cao đầu, tránh để dịch nôn trào ngược vào tai.
    • Trẻ bị sổ mũi, cảm lạnh, ho có đờm cần hỗ trợ điều trị dứt điểm, tránh để lâu dẫn đến viêm tai giữa. Việc bắt trẻ xì mũi là cách làm chưa khoa học, chỉ khiến dịch trong mũi lọt sau thêm vào ống Ottat (ống thông tai mũi họng), gây viêm tai. Nên dùng dụng cụ hút mũi hoặc đến cơ sở tai mũi họng để làm thực hiện.
    • Khi thời tiết chuyển mùa, trời khô lạnh, các bậc cha mẹ nên giữ ấm tai mũi họng cho trẻ. Vệ sinh hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9%, lưu ý cần làm ấm dung dịch trước khi nhỏ vào mũi và cho trẻ súc miệng.
    • Hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá. Sức đề kháng còn yếu không đủ khả năng bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây viêm tai mũi họng, nên tốt nhất là tránh xa các mối nguy hại đó.
    • Phòng ở, khu vực chơi của trẻ cũng cần dọn dẹp sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Trẻ và cha mẹ nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn. Dùng khẩu tranh sạch khi đi ra ngoài đường.
    • Với nhóm trẻ đi mẫu giáo hoặc đi học, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh hoặc người đang mắc bệnh về đường hô hấp trên.
    Việc chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tuy rằng vất vả, song để giúp cho trẻ mau khỏi bệnh, các bậc cha mẹ cần kiên trì thực hiện. Cần lưu ý, dù trẻ sau khi hỗ trợ điều trị viêm tai giữa có tái phát hay không thì ý thức phòng bệnh vẫn là điều cần thiết, vì bất kì dịch lỏng nào chảy vào tai trẻ cũng có thể khiến trẻ bị viêm ngay.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này