Ban đầu, Cơm tấm là một món ăn phổ của những người nông dân, công nhân tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vào các năm mùa màng đói kém, người thường không có đủ gạo ngon để bán, vì vậy họ đã dùng gạo tấm (gạo bể) để ăn vì nó luôn có sẵn trong nhà của nhiều hộ gia đình cũng như có tác dụng làm no lâu. Từ khi Việt Nam đô thị hóa vào nửa đầu thế kỷ 20, Cơm tấm đã trở nên phổ biến ở hầu khắp các tỉnh Nam Bộ, trong đó có Sài Gòn. Sau khi Sài Gòn trở thành một điểm du với những du khách đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều người bán hàng đã có vài điều chỉnh thành của Cơm tấm để phù hợp hơn với khẩu vị của thực khách nước ngoài. Ngoài ra, phần ăn đó cũng đã bắt đầu được phục vụ với dĩa và sử dụng muỗng nĩa thay vì trong chén ăn với đũa.