"Chúng tôi muốn chia sẻ quan điểm về cạnh tranh cùng các lãnh đạo công nghệ khác trong phiên điều trần diễn ra vào tháng này, đồng thời chứng minh cho các cơ quan thấy sự đổi mới của chúng tôi nhằm mang đến nhiều lựa chọn cho người dùng", đại diện Facebook chia sẻ. Thời gian gần đây, Facebook còn đứng trước làn sóng tẩy chay từ các nhãn hiệu lớn. Họ ngừng quảng cáo trên Facebook để phản đối chính sách kiểm duyệt nội dung gây thù địch. Trong khi CEO Mark Zuckerberg nói với các nhân viên rằng khách hàng rồi sẽ phải quay lại nền tảng, thì Sheryl Sandberg được cho là phải chạy khắp nơi để thuyết phục những nhà quảng cáo quay lại nền tảng. Theo Guardian, CEO Mark Zuckerberg đang nắm trong tay quá nhiều quyền lực. Thống kê của WSJ cho thấy việc hơn 750 thương hiệu lớn nhỏ tẩy chay Facebook cũng sẽ chỉ khiến mạng xã hội này mất khoảng 5% doanh thu (đạt 70 tỷ USD năm 2019).sửa máy in tận nơi quận bình chánh Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FTC) đang xem xét đưa CEO Mark Zuckerberg và COO Sheryl Sandberg vào cuộc điều tra chống độc quyền liên quan đến Facebook. Nguồn tin từ WSJ ngày 17/7 cho biết FTC đang xem xét điều tra trực tiếp 2 trụ cột của Facebook để xem mạng xã hội lớn nhất hành tinh có đang thực hiện các hành động "chống cạnh tranh" hay không. Từ giữa năm 2019, FTC đã mở cuộc điều tra chống độc quyền với Facebook trong bối cảnh nền tảng này thống trị các mạng xã hội tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. Facebook nổi tiếng với việc mạnh tay mua lại các đối thủ gồm Instagram, WhatsApp và Oculus. FTC đang tập trung điều tra các thương vụ này xem đó có là hành động cạnh tranh không lành mạnh hay không. Nếu FTC quyết định điều tra Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg, cả 2 sẽ phải đưa ra lời khai tuyên thệ dưới tư cách nhân chứng (sworn testimony). Trả lời WSJ, phát ngôn viên Facebook cho biết công ty đang mong chờ phiên điều trần dự kiến diễn ra trong tháng 7 trước Quốc hội Mỹ của Mark Zuckerberg và một số CEO công nghệ để thảo luận về vấn đề chống độc quyền. Theo Bloomberg, Mark Zuckerberg (Facebook), Sundar Pichai (Google), Jeff Bezos (Amazon) và Tim Cook (Apple) có thể đối mặt với một loạt câu hỏi hóc búa từ các nghị sĩ Mỹ trong thời điểm tiểu ban điều tra thuộc Ủy ban Tư pháp Hạ viện đang nỗ lực chống tình trạng độc quyền tại thị trường công nghệ.