Nghiên cứu chế tạo vữa bê tông có tính lưu động cao Ở giai đoạn đầu, căn cứ vào loại kết cấu, các chuyên gia của Viện phối hợp với các nhà thiết kế đã xác định các yêu cầu thiết kế may danh bong be tong như: mác bê tông theo cường độ nén B30; cấp độ kháng thấm W8; độ bền băng giá F1200; đối với cột, tường dày 200mm và các vòm mái, chỉ số tương ứng là B40; W12; F1200. Cường độ của các tấm móng được chuẩn hóa thông qua việc nghiên cứu thành phần bê tông có mức tỏa nhiệt thấp. Cường độ của bê tông tường và cột phù hợp với cường độ của cốt - được các chuyên gia xác định thông qua việc chế tạo vữa bê tông có tính lưu động cao P4 - P5. Các phương pháp và quy trình kiểm tra trên thực tế hiện trường đã cho phép các chuyên gia đề xuất sửa đổi phiên bản mới của tiêu chuẩn GOST 26633 "Bê tông nặng và bê tông hạt mịn. Các yêu cầu kỹ thuật". Phiên bản mới này do tổ chuyên gia (trong đó có các chuyên gia của Viện, và các chuyên gia đầu ngành các lĩnh vực khác như năng lượng, giao thông) nghiên cứu biên soạn. Trong tiêu chuẩn, phạm vi áp dụng một số điều khoản được mở rộng; các chỉ số ngưỡng trong thành phần bê tông được bổ sung. Tiêu chuẩn cũng bổ sung thêm nội dung xác định các quan hệ phụ thuộc "độ kháng thấm - cường độ", "độ bền băng giá - cường độ". Điều này liên quan tới bê tông mác cường độ B22,5 - B55 trong trường hợp độ kháng thấm và độ bền băng giá đòi hỏi cần được xác định tùy theo mức độ tác động xâm thực của môi trường xung quanh. Việc đề xuất sửa đổi tiêu chuẩn được thực hiện trước hết tạo điều kiện cho các đơn vị thiết kế tiếp cận những đặc tính của bê tông một cách có hệ thống. Những kết quả mà Viện thu được trong quá trình nghiên cứu các chất kết dính chuyên dụng trong sản xuất bê tông bù co ngót cũng rất khả quan. Bê tông sử dụng chất kết dính này không có sự biến dạng khi co, do đó tránh được hiện tượng nứt trong quá trình đóng rắn. Điều này đặc biệt ý nghĩa đối với các kết cấu bê tông toàn khối tấm lớn, như đường giao thông, đường băng sân bay, sân vận động. Nhờ các đặc tính về cấu trúc, loại bê tông này hầu như không thấm nước, độ bền băng giá cao và bền vững trước các tác động của môi trường xâm thực, nhờ đó chi phí khai thác giảm đáng kể. Một trong những nghiên cứu mới của Viện là bê tông có đặc tính dẫn nhiệt thấp sử dụng cốt liệu thủy tinh. So với các cốt liệu thiêu kết cũng dược sử dụng rộng rãi như keramzit, cường độ của hạt thủy tinh cao gấp đôi, trong khi tính dẫn nhiệt và thấm nước thấp hơn từ 30 - 50%. Các chuyên gia của Viện đã nghiên cứu thành công đặc tính cơ lý cải tiến của hạt thủy tinh ở mật độ thấp để xác định tỷ lệ hợp lý đồng thời cho hiệu quả tối ưu, trước hết trong các bê tông cách nhiệt dùng trong các kết cấu bao che, với khối lượng riêng 500 - 800 kg/m3; cường độ B2,5 - B0,75. Bê tông với cốt liệu thủy tinh có khả năng bảo vệ tốt trong những điều kiện sau đâu: sử dụng cốt liệu mịn hoặc cát hạn chế; hàm lượng xi măng không thấp hơn mức tối thiểu 250kg/m3, bọt rỗng của vữa không lớn hơn 6-8%. Cho tới nay, những thử nghiệm các đặc tính cơ lý, đặc tính biến dạng của hạt thủy tinh và bê tông với cốt liệu hạt thủy tinh cho kết quả rất tốt; tuy nhiên, công nghệ hạt thủy tinh và bê tông cốt liệu thủy tinh hiện nay chưa được ứng dụng trong xây dựng công nghiệp tai Liên bang Nga. Theo các nhà xây dựng Nga, trong tương lai gần, khẩu hiệu "Hãy quay lại với panel một lớp" có thể và cần trở thành hướng đi chủ đạo cho quy trình sản xuất công nghiệp các tường ngoài cách nhiệt tốt từ bê tông với cốt liệu thủy tinh. Trên thế giới , rất nhiều tổ chức được thành lập và hoạt động hiệu quả, có thể kể đến Liên đoàn bê tông cốt thép quốc tế (FIB), Hiệp hội vữa bê tông trộn sẵn châu Âu (ERMCO), Viện Nghiên cứu bê tông Hoa Kỳ (ACR)... Sự phát triển của ngành xây dựng Liên bang Nga những năm tới đây không thể thiếu sự góp mặt của bê tông cốt thép. Hơn nữa, việc bảo đảm nhà ở cho người dân, đồng thời thiết lập môi trường sống an toàn tại các thành phố hiện nay tùy thuộc rất nhiều vào sự phát triển sản xuất loại vật liệu xây dựng cơ bản này.