Máy Móc NGÀNH ĐIỆN TỬ, MÁY TÍNH VÀ LINH KIỆN: SỰ PHÁT TRIỂN ẤN TƯỢNG VỀ XUẤT KHẨU NĂM 2024

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Vo Minh Thu, 30/9/24 lúc 00:14.

  1. Vo Minh Thu

    Vo Minh Thu New Member

    Tham gia ngày:
    20/9/24
    Bài viết:
    2
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    1. Tổng quan xuất khẩu ngành điện tử Việt Nam

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
    Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/7, nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất cả nước là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 36,32 tỷ USD, tăng 29,11% so với cùng kỳ năm ngoái.
    So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đã tăng 28,4%, tương ứng với hơn 12 tỷ USD và chiếm gần 28% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

    2. Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển xuất khẩu
    2.1 Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ:


    Ưu đãi thuế doanh nghiệp: Cung cấp các mức thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp trong ngành công nghệ .Giảm thuế cho các sản phẩm xuất khẩu, giúp giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất và xuất khẩu. Cung cấp các khoản trợ cấp trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
    2.2 Đầu tư vào công nghệ và hạ tầng.
    Tăng cường ngân sách cho R&D:
    Đầu tư vào các chương trình nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức công nghệ. Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ các viện nghiên cứu sang doanh nghiệp để ứng dụng vào sản xuất.
    Cơ sở hạ tầng: Thiết lập các khu công nghiệp chuyên biệt cho sản xuất và xuất khẩu, giúp doanh nghiệp tận dụng lợi thế về chi phí và quy mô.Đầu tư vào hạ tầng giao thông và logistics để giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng.

    2.3 Nguồn nhân lực chất lượng cao

    [​IMG]
    Nguồn : Internet

    Chương trình đào tạo: Tạo ra các chương trình đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học và cao đẳng. Cung cấp học bổng cho sinh viên tham gia các khóa đào tạo các chương trình học tại nước ngoài
    Tổ chức hội thảo và diễn đàn: Tổ chức các diễn đàn và hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và xu hướng mới trong ngành điện tử.Mời các chuyên gia trong và ngoài nước đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ mới cho các sinh viên và công nhân viên.
    3. Thách thức đối với ngành xuất khẩu
    3.1 Cạnh tranh từ các quốc gia khác:

    Các quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, và Ấn Độ đang cải thiện công nghệ và quy trình sản xuất, giúp giảm giá thành sản phẩm. Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ hiện đại và nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh hiệu quả.
    Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, bảo vệ môi trường và các rào cản thương mại khác có thể cản trở việc xuất khẩu. Việt Nam cần phải cải thiện khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và làm việc với các đối tác để giảm thiểu các rào cản này.

    3.2 Biến động về giá nguyên liệu và chi phí sản xuất:
    Tăng giá nguyên liệu như đồng, nhôm, silicon và các linh kiện điện tử có thể biến động mạnh do các yếu tố như xung đột địa chính trị, tình trạng cung ứng toàn cầu và biến đổi khí hậu.

    Chi phí nhân công, năng lượng và logistics cũng đang gia tăng. Việc tăng lương và chi phí điện năng, cũng như chi phí vận chuyển quốc tế, sẽ làm tăng tổng chi phí sản xuất. Điều này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp phải điều chỉnh giá bán sản phẩm, gây khó khăn trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh.
    4. Xu hướng tương lai

    [​IMG]
    Nguồn : Internet

    4.1 Dự báo về sự phát triển xuất khẩu trong những năm tới

    Thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm khai thông thị trường xuất khẩu; trong đó, có những thành tích lớn về công tác đàm phán, mở cửa thị trường. Để tận dụng được cơ hội mở cửa thị trường này, vấn đề cần chú trọng là phát triển được nguồn hàng cho xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng và bảo đảm đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi về thuế quan theo các hiệp định.

    4.2 Công nghệ mới và cách mạng hóa ngành điện tử
    Trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa đang trở thành những yếu tố then chốt trong ngành sản xuất điện điện tử. AI không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn cải thiện chất lượng sản phẩm. Sự kết hợp giữa AI và tự động hóa đang tạo ra những nhà máy thông minh, nơi mà mọi thứ được kết nối và giám sát liên tục. Điều này không chỉ giúp tăng cường hiệu suất mà còn giảm thiểu chi phí sản xuất.

    Cùng đăng kí tham quan ở GEIMS Việt Nam để gặp được chứng kiến những công nghệ mới trong xu hướng tương lai của ngành điện tử toàn cầu

    5. GEIMS Việt Nam đột phá xuất khẩu trong ngành điện tử, máy tính và linh kiện

    [​IMG]
    Quang cảnh tại lễ ra mắt Triển lãm Quốc tế Linh kiện điện tử và Sản xuất thông minh tại Việt Nam (GEIMS Việt Nam)

    GEIMS Việt Nam - được tổ chức bởi Global Sources, nền tảng tìm nguồn cung ứng B2B đa kênh với hơn 52 năm kinh nghiệm. Đây chắc chắn là cầu nối vững chắc đưa các tổ chức, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất phân phối công nghiệp bán dẫn nói riêng và ngành hàng sản xuất điện tử nói chung của Việt Nam nhằm kết nối – giao thương đặt nền móng hợp tác lâu dài trong tương lai với các đối tác chất lượng. Tại GEIMS Việt Nam các doanh nghiệp có thể đánh giá tình hình thị trường, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.
    Thời gian: 28–30/11/ 2024
    Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này